top-banner-2

Thứ hai, 05/10/2015, 08:46 GMT+7

Nhạc sỹ Trần Tiến: Anh 'Trần Hiếu chê tôi hát 'bẩn'

Tác giả 'Sắc màu' tiết lộ những kỷ niệm tuổi thơ nghèo khó của hai anh em ngày còn ở ngôi nhà ven sông Hồng cũng như những khó khăn khi vào Nam lập nghiệp. Có lúc Trần Tiến cười đùa khi bị anh trai 'chê' giọng hát và lấy đó làm động lực tập luyện nén giọng sao cho trong, vang.

Đêm 'Trần Gia nhã nhạc - Chuyện phố bên sông' diễn ra vào tối qua (3/10) diễn ra như một buổi trò chuyện về tuổi thơ, tình anh em của Trần Tiến - Trần Hiếu thông qua âm nhạc. Ở ngôi nhà số 14 Ngõ Gạch, nay là phố Nguyễn Siêu, cả hai lớn lên cùng những ký ức tuổi thơ trong trẻo và chính nó đã bồi đắp cho tâm hồn họ có sáng tạo trong âm nhạc sau này.

tran-tien-tran-hieu-9724-1443926243.jpg

Trần Tiến kể, bố ông mất, mẹ lại tất tả đi bán hàng nên Trần Hiếu phải trông cậu em. "Đó là năm tôi 7 tuổi. Anh ấy dạy tôi làm con trai. Anh thích chống xào nhảy qua đụn cát như Tazan. Anh dạy tôi từ việc để chuồn chuồn cắt rốn tập bơi, đến chuyện tè bắt dế. Không hiểu sao, anh ấy tè thì dế nổi lên mà tôi thì không. Rồi có một lần tôi đánh em gái, anh hỏi tại sao tôi lại đánh em và khuyên không nên làm thế. Từ đó, tôi không bao giờ đánh ai, thậm chí ghét chiến tranh. Nói chung, anh Hiếu dạy tôi nhiều nhưng tôi chỉ nhớ những cái bậy bạ thôi. Có lần, anh bảo nếu đi vệ sinh phải chạy ra đồng làm thì mới trở thành quận công. Vậy là tôi biết cái chuyện làm việc dị hoá ngoài đồng".

a

Trần Hiếu tiết lộ thêm, ngôi nhà của hai anh em ngày xưa là căn nhà gỗ có mái ngói. Lúc ông 11 tuổi, Trần Tiến mới chào đời. Hai anh em rất hay lê la chơi với nhau trên bãi sông. "Tôi chưa bao giờ đánh em, mà Tiến có một lần đánh em gái út. Tính tôi hiền hơn Tiến". Ông vẫn nhớ hồi tản cư, khi cả nhà sống nhờ trên ngọn đồi, những nhà khác nấu cơm bằng nước mưa, trong khi nhà ông thì không dám dùng. "Mỗi lần nấu cơm, mẹ bắt Tiến cầm xô xuống dưới đồi và xách 2 xô nước. Tiến xách rất mệt. Thế là tôi tập gánh. Có lần tôi gánh một bên là hai cô em gái, một bên là gạo và Tiến".

tran-tien-6104-1443926244.jpg

Ngôi nhà ngày nhỏ của Trần Tiến ở gần rạp Chuông Vàng và nhờ đó, ông tiếp xúc sớm với âm nhạc. Chị gái ông mê cải lương nên cũng bắt cậu em hát theo. Sau ngày giải phóng, Trần Tiến tạm biệt tất cả để vào Sài Gòn học nhạc. Vì nghèo, ông không có tiền mua nổi chiếc vé tàu để vào Nam. May có người bạn làm trong ngành đường sắt, ông được đi theo suất người nhà. Không có tiền ăn, ông vay bạn 300 đồng để mua gạo, hành, tỏi rồi bán sinh lời. Ở mảnh đất Sài Gòn lạ lẫm và không quen biết ai, ông tìm mọi cách học, sáng tác và đi hát. "Có người giới thiệu cho tôi hát đám cưới, tôi bảo tốt quá vì ít ra ăn được một bữa. Tôi tưởng tượng mình như chàng Trương Chi, người xấu mà có giọng hát hay. Tôi sáng tác nhiều mà không ai biết, tôi cũng đau lắm chứ".

tran-tien2-9773-1443926244.jpg

Trần Tiến cho biết, tính ông thích đi lang thang để du ca, chứ không thích cố định một chỗ. Thời của ông, thế giới có sự đổi thay khi các nhạc sĩ có trào lưu ôm đàn đi hát như Trịnh Công Sơn, Nguyễn Văn Tí... Có lần, ông chứng kiến cảnh nhạc sĩ Nguyễn Văn Tí hát 'Bài ca năm tấn' trước 3.000 người mà tất cả xung quanh đều im lặng để nghe. Ông nhận ra, âm nhạc không chỉ là giọng hát, chỉ cần có tâm hồn thì sẽ có người đồng cảm. Trần Tiến cười: "Anh Hiếu chê tôi hát bẩn vì tôi đâu có hát kỹ thuật, giọng ồ ồ opera như anh. Anh bảo tôi phải tập nén giọng sao cho trong, vang. Tôi bảo, thôi anh ạ. Tôi mà luyện hát hay thì anh làm sao làm ca sĩ được. Âm thanh của anh tôi hát nó đứng đắn lắm, tôi thì không đứng đắn".

tran-hieu-1479-1443926244.jpg

Trong khi em trai Trần Tiến thành công ở mảng sáng tác, Trần Hiếu lại là người nghệ sĩ được hàng triệu khán giả yêu mến giọng hát. Ông đào tạo rất nhiều học trò, trong đó có Tấn Minh. Trên sân khấu tối qua, hai thầy trò lần đầu tiên kết hợp thể hiện 'Tiếng trống Paranưng'. Tấn Minh thừa nhận, anh không thể diễn giỏi bằng thầy.

tan-minh-2534-1443926245.jpg

Tấn Minh làm khách mời trong đêm nhạc với  'Về đi em' , 'Chiếc vòng cầu hôn'.

Hà Trần ấp ủ đêm nhạc 'Trần gia' đã lâu vì cô thi thoảng mới về nước, trong khi sức khoẻ của bố và chú không được tốt như xưa. Với diva nhạc Việt, Trần Tiến như một người bố, gần gũi với cô về đời sống âm nhạc hơn cả bố đẻ Trần Hiếu. Cũng nhờ những ca khúc của Trần Tiến, cô gặt hái được những thành công lớn trong sự nghiệp.

Khi hát 'Sắc màu', Hà Trần đã hài hước kể chuyện ra đời của ca khúc. Đó là lần nhạc sĩ Trần Tiến phải vào viện mổ ruột thừa. Dù đã được bác sĩ chỉ định mổ nhưng ông trốn về nhà vì không thích bệnh viện. Ông hồn nhiên nói với Hà Trần, ông đã gặp thầy lang và thải hết khí độc ra ngoài rồi nên khoẻ lắm. Vậy nhưng, 2 ngày sau, ông nhập viện và lần này bệnh đã chuyển gần sang ung thư. Trần Tiến phải cắt 60 phân ruột. Nhờ có thời gian nằm viện và cảm nhận ranh giới giữa sự sống cái chết, ông viết bài 'Sắc màu'. Hà Trần cười nói, bấy lâu nay, cô toàn hát trên nỗi đau khổ của bố Tiến.

ha-tran5-2872-1443926244.jpg

Hà Trần trải lòng trong rất nhiều sáng tác cũ của Trần Tiến như "Dòng sông mùa thu', 'Vô tình', 'Phố nghèo'... gợi nhớ về tuổi thơ của cha và chú mình.

ha-tran3-2164-1443926244.jpg

Cô còn song ca với Uyên Linh liên khúc 'Ra ngõ mà yêu - Ra ngõ tụng kinh'.

ha-tran-7955-1443926245.jpg

Con gái Hà Trần được cô đưa lên sân khấu trong tiết mục này. Cô bé Nala đã hơn 3 tuổi, xinh xắn như nàng công chúa.

Mặc dù chưa hát được nhưng con gái đầu lòng của Hà Trần

Mặc dù chưa hát được nhưng con gái đầu lòng của Hà Trần rất tự tin, dạn dĩ khi đứng trước chốn đông người.

con-gai-thanh-phuong-3953-1443926245.jpg

My Anh, Hoàng Hà, hai người cháu ruột của Hà Trần là thế hệ thứ ba trong gia đình theo bước âm nhạc. Hai cô bé được khán giả khen ngợi về giọng hát khi trình bày 'Em vẫn như ngày xưa' một cách mộc mạc, tình cảm.

dem-nhac-Tran-gia

Gia đình Hà Trần đã chọn những bài hát hoặc mượt mà sâu lắng, hoặc giàu tính ngẫu hứng mà không day dứt. Nói cách khác, họ chọn “một niềm vui” trong cuộc gặp đoàn viên. Ở đó, người ta thủ thỉ với nhau về câu chuyện xưa.

ha-tran1-9706-1443926245.jpg

Ba thế hệ Trần Gia cùng hoà giọng 'Đen trắng' ở phần kết của chương trình.

Đêm nhạc, như một kỷ niệm gia đình khi NSND Trần Hiếu vừa khỏe lại, cho thấy khả năng “kéo” đêm diễn của Hà Trần. Nó cũng cho thấy những cá tính âm nhạc khác nhau của chính gia đình cô. Không còn chỗ trống ở Cung Việt Xô. Phần lớn, những người đến xem đêm nhạc không phải quá trẻ. Họ phần lớn đều là người hâm mộ của gia đình Hà Trần từ lâu. Chính vì thế, màu sắc của đêm nhạc làm họ thấy ấm áp. Thân thuộc, nhưng vẫn mới lạ vừa đủ.

Theo ngoisao.net

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Nhạc sỹ Trần Tiến: Anh 'Trần Hiếu chê tôi hát 'bẩn'

 

hoa-moc-thien-2

miss-charm-2023

metro-sai-gon

dai-lam-moc

hoa-moc-thien

bia-kndn