top-banner-2

Thứ ba, 13/01/2015, 15:59 GMT+7

Ảo thuật: Đánh lừa thị giác, nguy hiểm rình rập

Ảo thuật vốn là kỹ xảo đánh lừa thị giác nhưng liệu nó có tiềm ẩn nguy cơ đe dọa đến tính mạng và chứa đựng rủi ro? Liệu việc gặp nạn hy hữu phụ thuộc vào tính chất may rủi hay bản lĩnh của các ảo thuật gia?

Sự cố của thí sinh Vietnam’s Got Talent 2014 Trần Tấn Phát khi không may uống phải chính ly axit mình đã chuẩn bị từ trước khiến người xem không khỏi bàng hoàng. Nếu như xưa nay khán giả giữ vững cho mình tâm lý an toàn với niềm tin gần như chắc chắn dành cho các ảo thuật gia thì sự cố này khiến nhiều người phải suy nghĩ.

Bản chất của ảo thuật là đánh lừa thị giác của người xem bằng sự nhanh nhạy và chiêu trò, tuy nhiên đây cũng là một trong những loại hình trình diễn chứa đựng nhiều rủi ro.

Ảo thuật thỏa mãn tính hiếu kỳ của con người

Ảo thuật vốn được hiểu là một trong những loại hình nghệ thuật trình diễn nhiệm màu, thu hút người xem với bất ngờ này sang bất ngờ khác. Ảo thuật cũng như xiếc, là một món giải trí để thỏa mãn tính hiếu kỳ của con người hay nói một cách mỹ miều thì nó giúp người xem chiến thắng nỗi sợ hãi bằng những tiết mục mang yếu tố bí ẩn, rùng rợn. Theo thời gian, những kiểu ảo thuật đơn thuần biến hóa, lạ thường dần trở nên nhàm chán đòi hỏi các ảo thuật gia phải tạo các tiết mục chân thật, mạo hiểm để kích thích người xem hơn.

00

Ảo thuật mang đến những cảm giác tò mò, thích thú và sự ngạc nhiên khiến người xem bị mê hoặc.

Phần thi của thí sinh Trần Tấn Phát trong đêm bán kết 4 Vietnam’s Got Talent 2014 là một điển hình. Tiết mục của anh mang đến cảm giác rủi ro, khiến người xem tin rằng nó là một sự sắp đặt ngẫu nhiên để tăng kịch tính. Tuy nhiên, trên thực tế những tiết mục mạo hiểm kiểu như vậy các ảo thuật gia đều nắm chắc phần thắng; một phần nhờ tiểu xảo, một phần nhờ kết hợp với bạn diễn. Việc thí sinh Tấn Phát gặp nạn được cho là tai nạn cực kỳ hiếm có vì trước đó anh đã trải qua rất nhiều lần diễn thử cùng nhà sản xuất và mọi thứ đều đâu vào đấy.

1

Thí sinh Tấn Phát là nhân vật được báo chí nhắc đến nhiều nhất sau phần thi thất bại.

Độ chân thật, nguy hiểm càng cao khán giả càng bị lôi cuốn, chính điều này đã thôi thúc các ảo thuật gia tạo ra nhiều chiêu trò đánh lừa mới. Trong đó, ảo thuật đường phố được cho là loại hình mới có thể đánh bại những kiểu ảo thuật truyền thống. Hàng loạt ảo thuật gia đường phố nổi tiếng đã được khán giả nhớ đến như: Dynamo, David Blaine, Petey Nguyễn... Việc các ảo thuật gia bất chấp nguy hiểm để mang đến những phần trình diễn tuyệt vời càng khiến khán giả thêm trân trọng họ.

Tai nạn rình rập đằng sau những tiết mục hoàn hảo

Cũng ngay ngày 11/1, làng ảo thuật Việt Nam đã nhận phải tin dữ liên quan đến chị Nguyễn Trung Khuyến (được biết đến với nghệ danh Bảo Thu) Hội trưởng IBM 378 (Hội Ảo thuật gia quốc tế - chi nhánh VN). Khi đang thực hiện tiết mục Cây kéo khổng lồ đâm xuyên qua lưng, ảo thuật gia Trung Khuyến đã gặp trục trặc kĩ thuật khiến đĩa đệm ở đốt xương sống cuối cùng bị lệch. Điều này cho thấy nguy hiểm và tai nạn thường xuyên đe dọa tính mạng các ảo thuật gia khi trình diễn các tiết mục mang tính rủi ro cao.

2

Để mãn nhãn khán giả, các ảo thuật gia phải đối mặt với nguy hiểm rình rập.

3

Sự cố không hẳn là hy hữu mà đôi khi nó phụ thuộc vào chính sự may rủi

Ngoài những tiết mục ảo thuật nắm chắc phần thắng với sự hỗ trợ của đạo cụ, nhiều ảo thuật gia liều lĩnh đánh cược số phận với những tiết mục mạo hiểm dựa vào kinh nghiệm, bản lĩnh sân khấu và... bạn diễn. Ngoài những thủ thuật chỉ dân trong nghề mới biết thì bạn diễn là người giữ hầu hết bí mật của các ảo thuật gia. Họ là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sự thành bại của mỗi tiết mục trình diễn. Cũng chính vì điều này mà ngay sau khi Trần Tấn Phát – thí sinh Got Talent gặp sự cố, bạn diễn của anh đã vướng phải nghi án tráo ly axit, phá hỏng phần thi.

Đằng sau những tiết mục kinh hoàng, chạm đến nỗi sợ hãi của khán giả là rất nhiều rủi ro chứ không chỉ là con số hy hữu như mọi người vẫn nhầm tưởng. Bất cứ ảo thuật gia nào cũng hiểu được nguy hiểm họ phải đối mặt nhưng vì đam mê và tâm nguyện muốn cống hiến, họ vẫn dốc hết sức mang đến cho khán giả màn trình diễn ly kỳ nhất.

Những sự cố thương tâm

Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp phải bỏ mạng vì ảo thuật. Vào tháng 11/1820, một ảo thuật gia người Ba Lan tên DeLinsky đã được mời tới trình diễn cho Hoàng tử Đức tiết mục đấu súng rùng rợn. Trong màn biểu diễn, theo kế hoạch, vợ của nhà ảo thuật này sẽ giả vờ đương đầu với 6 người đàn ông và đều tóm được đạn từ những người này. Tuy nhiên, khi biểu diễn do sơ suất bà đã phải bỏ mạng do một trong 6 người đàn ông đã sử dụng súng nạp đạn thật.

Tiếp đó, ngày 12/5/1889, khi Bishop – một ảo thuật gia người Mỹ đang biểu diễn ở New York thì bất ngờ bị ngất và rơi vào trạng thái hôn mê. Một lúc sau, ảo thuật gia này tỉnh dậy và ông yêu cầu khán giả cho ông hoàn thành nốt phần trình diễn. Không ai ngờ, ông đã rơi vào trạng thái hôn mê và qua đời sau đó.

4

04

Ảo thuật gia lừng danh Harry Houdini đã bỏ mạng sau tiết mục tưởng là hoàn hảo của mình.

Vào năm 1926, một sự việc kinh hoàng đã xảy ra ở Nhà hát Princess, Canada với ảo thuật gia người Mỹ gốc Hungary - Harry Houdini. Ông được coi là nhà ảo thuật hàng đầu thế giới đầu thế kỷ XX, được biết đến với những trò ảo thuật trốn thoát, tự cởi trói hay thoát hiểm.

Vào buổi chiều lễ hội Halloween năm 1926, Houdini đột ngột qua đời trước sự thương tiếc ngỡ ngàng của mọi người. Theo tiết lộ của hai học trò của ông thì trong màn trình diễn thoát hiểm khi bị trói chặt vào chiếc ghế dài và bị đấm thẳng vào bụng, dù đã thoát ra ngoài một cách tài tình nhưng do chấn thương quá mạnh, cộng với bệnh về ruột ở giai đoạn cuối nên ông đã tử vong.

Tạm kết

Ngay sau khi sự cố của Trần Tấn Phát, nhiều người đã thốt ra những lời lẽ vô tình, nhiều lời chỉ trích và chửi bới thậm tệ nhắm thẳng vào ảo thuật gia trẻ này. Người ta kết luận anh quá vội vàng và... bất tài. Thậm chí có cả những nghi vấn việc Trần Tấn Phát và BTC dàn xếp để tăng rating được đặt ra. Dường như khuôn mặt biến sắc và đôi môi trắng bệch của Phát khi uống phải axit chưa thật sự là bằng chứng thuyết phục.

Dù biết tai nạn xảy ra phần lớn do quá chủ quan và sơ hở, nhưng hãy dành sự trân trọng chân thành đến các ảo thuật gia cho quyết tâm lao động hết mình và cống hiến của họ.

Theo Tiin


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Ảo thuật: Đánh lừa thị giác, nguy hiểm rình rập

 

hoa-moc-thien-2

miss-charm-2023

metro-sai-gon

dai-lam-moc

hoa-moc-thien

bia-kndn