top-banner-2

Thứ hai, 18/05/2015, 15:22 GMT+7

'Công viên kỷ Jura 2015' - Từ 'bom tấn' thành 'bom xịt'...!

Việc lạm dụng kỹ xảo điện ảnh song không được chú trọng tỉ mỉ đang khiến Công viên kỷ Jura 2015 bị chê thậm tệ về chất lượng làm phim ngay trước khi công chiếu.

Kỹ xảo điện ảnh càng ngày càng... hư cấu

Việc lạm dụng kỹ xảo điện ảnh quá đà khiến những cảnh hành động trong các bộ phim gần đây ngày càng xa rời thực tế. Ở Chúa tể những chiếc nhẫn 3, Orlando Bloom trong vai chàng thiện xạ Legolas trượt trên đầu con voi khổng lồ mà cứ nhẹ nhàng như chơi cầu tuột vậy.

Orlando Bloom trong vai Legolas giết voi ở Chúa tể những chiếc nhẫn 3 (Nguồn: YouTube) 

Công viên kỷ Jura 2015 cũng lạm dụng kỹ xảo khiến khán giả đôi lúc cảm thấy các nhân vật trong phim đang "bay" ở môi trường không trọng lực, không có cảm giác thật, giống như hình ảnh Chris Pratt đối đầu 3 con khủng long Velociraptor dưới đây.

Chris Pratt đối đầu với Velociraptor trong Công viên kỷ Jura 2015 (Ảnh: Jurassic World) 

Màu sắc khiến bộ phim nhìn thiếu chân thực

Một trong những yếu tố làm gia tăng tính chân thực cho kỹ xảo nằm ở việc người quay phim có thể sử dụng hai gam màu tương phản với nhau (thường là màu cam đi với một màu lạnh).

Màu sắc những chú khủng long trong Công viên kỷ Jura 2015 (góc trên bên trái) thậm chí còn mờ nhạt hơn những chú khủng long ở Công viên kỷ Jura 3 (2001). Nếu chỉnh màu nhợt nhạt ở phần 3 bộ phim, phông nền sẽ giống phần 4 và ngược lại (Ảnh: Universal Studios).

Tuy nhiên việc sắp xếp, hiệu chỉnh không hợp lý các lớp màu sắc như ở trong Công viên kỷ Jura sắp tới, đặc biệt là về màu da người và động vật trong phông nền xám xịt khiến khán giả cảm thấy bộ phim kém đi phần sống động.

Kỹ xảo điện ảnh giờ chỉ dùng như một biện pháp chữa cháy

Trong Công viên kỷ Jura phần 1, hình ảnh những con khủng long ăn thịt đều đẹp đến mê hoặc và chuyển động của chúng uyển chuyển như một sinh vật sống thực thụ, dù kỹ xảo điện ảnh thời kỳ đó chưa phát triển như hiện nay. Những hình ảnh này còn chân thực hơn nữa trong Công viên kỷ Jura 3.

Hình ảnh khủng long thật và sống động trong Công viên kỷ Jura 3 (2001) (Nguồn: YouTube) 

Trong khi đó ở trailer của Công viên kỷ Jura 2015, những con khủng long lại tạo ra cảm giác xa lạ, cứ như là những con khủng long hoạt hình, không hề gần gũi với nhân vật và có cảm giác như cố làm cho xong.

Khủng long trong Công viên kỷ Jura 2015 không hề gần gũi với nhân vật (Ảnh: Jurassic World) 

Các bộ phim ngày nay thường quên những góc máy quay tự nhiên

Để tạo ra hiệu ứng tốt trong kỹ xảo điện ảnh, các bộ phim cần phải có góc quay tốt và trông tự nhiên. Những ai từng xem Fast & Furious 7 đều rất ấn tượng với màn lái xe nhảy dù cùng những chiếc xe nặng cả tấn, và người quay phim cũng chuẩn bị những góc quay chân thực nhất để làm nền tảng phát triển kỹ xảo.

Trái lại, trong Jurassic Boogaloo, cảnh con khủng long ăn thịt Velociraptor đuổi theo con mồi có góc máy quay thay đổi liên tục, trông cứ như trong trò chơi điện tử vậy. Trailer Công viên kỷ Jura 2015 với những cảnh quay con thuỷ quái Mosasaurus cũng thay đổi góc quay liên tục và đẩy những cảnh "đắt" ra xa, khiến những hình ảnh đáng xem trở nên nhỏ xíu và... không đáng xem tí nào.

Hình ảnh Mosasaurus bị đẩy ra xa trong Công viên kỷ Jura 2015 (Ảnh: Collider.com) 

Phim ảnh hiện đại quên mất việc nên che đi những chi tiết không thật

Trong loạt phim Kẻ huỷ diệt, Arnold Schwarzenegger được xây dựng hình ảnh là một người máy không biết đau, sẵn sàng giết người mà không cảm thấy tội lỗi. Để duy trì hình ảnh đó, những cảnh quay có khuôn mặt "biểu cảm" của Kẻ huỷ diệt thường được lướt qua rất nhanh hoặc khuôn mặt được giấu đi bằng cách để nhân vật chính đị đốt cháy mặt trong biển lửa.

Kẻ huỷ diệt bị đốt cháy (Ảnh: Muscle Mecca) 

Nếu những bộ phim như Kẻ huỷ diệt và Công viên kỷ Jura ngày trước làm điều này tốt bao nhiêu, thì Công viên kỷ Jura 2015 lại dở tệ bấy nhiêu, thể hiện qua bộ hàm những con khủng long săn mồi được thiết kế rất cẩu thả nhưng vẫn được quay cận cảnh.

Thiết kế hàm răng khủng long săn mồi trong Công viên kỷ Jura 5 vô cùng cẩu thả (Ảnh: fix-z.com)

Những chuỗi hiệu ứng mạnh thường hạn chế sử dụng

Transformers thành công nhờ việc sử dụng một loạt các chuỗi hiệu ứng này thông qua robot Optimus Prime. Ở phần 1, thời gian để Optimus biến hình là 40 giây mỗi lần. Con số này giảm xuống còn 10 giây ở phần 2 và 5 giây ở phần 3, khiến khán giả cảm thấy phấn khích hơn.

Loạt phim Công viên kỷ Jura thì làm ngược lại, khiến khán giả cảm thấy nhàm chán hơn nhiều.

Khủng long giao chiến trong Công viên kỷ Jura 3 (Ảnh: Wall Pedes) 

 Trong phần 1, con khủng long bạo chúa chỉ xuất hiện vài phút nhưng gây ra vô số kinh hoàng. Sang phần 2 nó xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều hơn, và ở phần 3 thì thường xuyên có trong cảnh quay. Con khủng long này lúc biến mất cũng không gây ra sức nặng nào với khán giả vì đơn giản nó chỉ bị... máy bay trực thăng rơi trúng.

Những lý do trên cho thấy tại sao "bom tấn" Công viên kỷ Jura 2015 vì sử dụng kỹ xảo tràn lan rất có thể sẽ trở thành một "bom xịt" với chất lượng dở tệ.

Theo Depplus.vn - Nguồn: Cracked.com


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

'Công viên kỷ Jura 2015' - Từ 'bom tấn' thành 'bom xịt'...!

 

hoa-moc-thien-2

miss-charm-2023

metro-sai-gon

dai-lam-moc

hoa-moc-thien

bia-kndn