top-banner-2

Thứ bảy, 17/01/2015, 00:17 GMT+7

Cùng Hành trình xanh 'nuôi dưỡng' nghề tạc tượng

Đến làng tạc tượng Vũ Lăng, "Hành trình xanh" được nghe thấy tiếng đục tiếng cưa rộn ràng ngày đêm và cảm thấy vui, hạnh phúc khi nhìn thấy nét mặt hăng say của nhiều người thợ trẻ trong công cuộc truyền nghề, giữ nghề.

Làng tạc tượng Vũ Lăng như từ mấy trăm năm nay đều nhộn nhịp như vậy. Nghề của làng là chuyên tạc tượng Phật, Thánh và các thứ đồ thờ cúng. Vũ Lăng được tiếng là tạc tượng có thần thái nhất. Gỗ tạc tượng là loại gỗ mít vì gỗ mít được dân gian coi la loại gỗ “thiêng” thích hợp cho việc chế tác đồ thờ cúng.

HTX-VL

Làng tạc tượng Vũ Lăng nổi tiếng cả nước bởi nghệ nhân làng luôn tạo được cho tượng cái đẹp tiềm ẩn hay cái hồn, cái thần và sự uy nghi.

Gỗ mua về, loại bỏ hết phần giác, chỉ dùng lõi để đục. Phần gia công đầu tiên bao giờ cũng là đầu và mặt tượng với những khối mũ rồi đến trán, mũi, môi, tai … Trên khuôn mặt tượng, người thợ cũng phân chia ra từng mảng, diện như khoảng cách giữ hai con mắt, chân mày, sống mũi….Đặc biệt với tượng Phật, phải tính đặt cân đối hợp lý tai Phật với khoảng cách từ chân tóc ở hai bên đầu tới cằm. Sau khi đục phác lấy dáng chung một lượt suốt từ diện tới bệ, đến khâu đục chi tiết, khâu này được coi là quan trọng nhất trong cả quá trình hình thành pho tượng.

HTX-VL2

Công đoạn đánh giấy ráp cho nhẵn

Cuối cùng là khâu gọt, nạo, rồi đánh giấy ráp cho nhẵn. Trong khi gọt, người thợ dùng loại đục dẹt, mỏng để tách các chi tiết sao cho các mảng các khối (chân tay và các ngón) khỏi dính vào nhau. Gọt nạo là khâu hoàn chỉnh phần gỗ trước khi chuyển sang phần sơn.

HTX-VL3

Những bức tượng khác lạ với lớp sơn đen

Kỹ thuật sơn son vào tượng cũng kỳ công như nghệ thuật làm vóc sơn mài với rất nhiều khâu sơn đi sơn lại, mài đi mài lại cho đến khi nào bề mặt tượng phẳng nhẵn và mọng lên. Tùy theo yêu cầu của khách mà tượng dát vàng hay dát bạc, tượng càng lớn, lượng vàng dát càng cần nhiều và càng kỳ công. Một pho tượng có thể cần dát vài ba chỉ vàng đến hàng cây vàng tùy vào nhu cầu của khách.

HTX-VL4

Sản phẩm làng tạc tượng Vũ Lăng

Có lẽ vì là một chương trình chuyên về tìm hiểu làng nghề, "Hành trình xanh" được dịp tìm hiểu sâu về sức sống của làng nghề trong thời buổi hiện nay. Nghề tổ truyền lại có làng mai một, có làng nghề gần như biến mất. Chỉ có những làng đáp ứng được nhu cầu của thị trường mọi thời điểm thì vẫn ngày đêm rộn ràng tiếng đục tiếng cưa.

Vui nhất khi "Hành trình xanh" về thăm làng Vũ Lăng là thấy sự hăng say của nhiều người thợ trẻ. Thợ trẻ làng Vũ Lăng có tay nghề khá cao, đây là một điều đáng mừng của một làng nghề cổ vì công cuộc truyền nghề và giữ nghề vẫn luôn được tiếp nối.

HTX-VL5

Hai đội chơi thực hiện phần thi tại chùa làng Vũ Lăng

Bài: Bảo Trâm (nguoinoitieng.net.vn) - Nguồn: Tincom Media


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Cùng Hành trình xanh 'nuôi dưỡng' nghề tạc tượng

 

hoa-moc-thien-2

miss-charm-2023

metro-sai-gon

dai-lam-moc

hoa-moc-thien

bia-kndn