top-banner-2

Thứ ba, 21/11/2023, 10:39 GMT+7

Nghệ sĩ opera Léa Badillo: Mặc áo dài, tôi thấy mình là cô gái Việt

Sinh ở Việt Nam nhưng được nhận nuôi và trưởng thành tại Pháp, nghệ sĩ opera Léa Badillo luôn thấy mình "rất Pháp" trước khi đặt chân về Việt Nam lần đầu. 

nghe-si-opera-lea-badillo-mac-ao-dai-toi-thay-minh-la-co-gai-viet-tgnnt

Léa Badillo trong vai diễn opera vở Khung cảnh lãng quên - Ảnh: NVCC

Léa Badillo trong vai diễn opera vở Khung cảnh lãng quên - Ảnh: NVCC

Sau ba lần tìm về đất mẹ, Léa đã gặp lại mẹ ruột và dần cảm thấy mình thuộc về Việt Nam, nhất là khi cô khoác lên mình tà áo dài.

Lúc đầu, những gì Léa Badillo biết về Việt Nam chủ yếu liên quan chiến tranh và mất mát. Nhưng khi đến đây, nghệ sĩ opera trẻ đã thay đổi suy nghĩ của mình.

Tôi là một người Pháp có gốc Việt. Lúc trước tôi chỉ mường tượng thôi, nhưng giờ đã khẳng định rõ ràng.

Tiếng gọi thôi thúc tìm về nguồn cội

* Cô có thể chia sẻ về bản thân và gia đình đã nhận nuôi mình?

- Tên tiếng Việt của tôi là Bảo Ngọc. Cha mẹ tôi là bác sĩ, vốn học ở Morocco. Họ thấy môi trường ở Morocco khá giống Việt Nam nên đã sang đây học ngành nha sĩ.

Vì cha mẹ không thể có con nên đã đến một số trại trẻ mồ côi để tìm hiểu. Lúc đó, mẹ ruột không thể nuôi tôi nên cũng đang nhờ các trại trẻ kết nối. Và tôi được giới thiệu với cha mẹ nhận nuôi mình.

Lúc đó, tôi mới 5 tháng tuổi. Mẹ nhớ rất rõ khoảnh khắc lần đầu gặp, tôi đã cười với mẹ. Bà rất xúc động.

Ngay từ nhỏ, tôi đã biết mình là con nuôi. Cha mẹ có giữ và cho tôi xem ảnh mình lúc bé, kèm địa chỉ và tên đầy đủ của mẹ ở Việt Nam. Cha mẹ cũng hay kể tôi nghe về Việt Nam, tuần nào cũng cho tôi đi ăn nhà hàng món Việt, tham gia các lễ hội truyền thống của người Việt như Tết Việt...

* Cô đã tìm lại mẹ ruột của mình như thế nào?

Léa Badillo lúc 4 tuổi - Ảnh: NVCC

Léa Badillo lúc 4 tuổi - Ảnh: NVCC

- Đây là lần thứ ba tôi về Việt Nam. Lần đầu năm 12 tuổi, tôi theo cha mẹ về Việt Nam cho biết chứ chưa tìm mẹ ruột vì chưa sẵn sàng.

Tôi quen sống ở Pháp từ nhỏ và thấy mình khá "Pháp", nhưng khi về Việt Nam mọi người lại bảo tôi giống người Việt. Lúc đó, tôi mới thấy mình có chút liên kết đầu tiên với đất nước này.

Thực ra quá trình chuẩn bị tâm lý và cảm xúc để gặp lại mẹ rất khó khăn.

Tôi đã mất rất nhiều thời gian vì không có ký ức nào về mẹ hay Việt Nam cả. Tôi nghĩ những con nuôi khác cũng vậy. Thật không dễ dàng!

Tháng 7-2023 là lần hai tôi kết nối với Việt Nam. Tôi viết thư tay gửi về theo địa chỉ của mẹ trong hình cũ.

Tôi nhận được mail trả lời và xác nhận đây đúng là mẹ mình, vì mẹ có gửi kèm một số ảnh lúc nhỏ mà tôi không có, kèm ảnh mẹ hiện tại. Trong tháng 7, tôi về Việt Nam và gặp mẹ hai lần, mỗi lần đều rất nhiều cảm xúc.

Đầu tiên tôi nhận ra đây là mẹ về mặt sinh học của mình. Nhưng tôi không thể gọi bà là "mẹ", vì với tôi, mẹ nuôi mới là mẹ. Tôi gọi bà bằng tên.

Khi trò chuyện, tôi hiểu việc mẹ cho tôi làm con nuôi ngày xưa là tốt cho tôi, cũng tốt cho mẹ. Và cuộc sống riêng của cả hai cứ thế trôi đi. Tôi hiểu và chấp nhận được điều đó.

Mẹ ruột ban đầu rất sợ khi gặp lại tôi. Mẹ sợ tôi tìm mẹ trút giận nên đã giấu chồng con hiện tại để gặp tôi trong bí mật. Tôi nghe kể con cái ở Việt Nam không được chất vấn bố mẹ, nên có vài điều tôi hỏi, mẹ không trả lời.

Tôi cũng muốn biết về bố ruột nhưng mẹ không muốn nhắc, chỉ kể một chi tiết là bố hát rất hay, và có lẽ tôi thừa hưởng điều này từ bố.

Mẹ ruột cũng gửi lời cảm ơn cha mẹ đã nuôi tôi. Tôi rất cảm động.

* Hành trình tìm về Việt Nam và mẹ ruột có ý nghĩa ra sao với cuộc sống của cô?

- Với tôi, đó là một hành trình tìm về bản sắc, tìm về chính mình. Việc tìm thấy một người giống mình, chảy chung dòng máu với mình vừa lạ lùng vừa thú vị. Tôi nhận ra mình không thể hoàn toàn là người Pháp hay người Việt, vì trong tôi có dòng máu Việt và sự dưỡng dục của cha mẹ Pháp.

Đó cũng là lý do tôi rất đồng cảm với đạo diễn Olivier Dhénin Hữu (đạo diễn người Pháp có mẹ và bà ngoại là người Việt) và nhận lời tham gia vở opera Khung cảnh lãng quên. Chúng tôi luôn tự hỏi sao mình gốc Việt mà không biết nói tiếng Việt, không biết gì về văn hóa lịch sử Việt Nam?

Trong vở opera có một cú điện thoại giống như tiếng chuông đánh thức, kêu gọi nhân vật tìm về nguồn cội. Chúng tôi đều cảm thấy một phần Việt Nam bên trong đang kêu gọi mình phải quay về, tìm hiểu chính mình. 

Léa Badillo (thứ 2 từ trái qua) mặc bộ trang phục cô mua từ Việt Nam - Ảnh: NVCC

Léa Badillo (thứ 2 từ trái qua) mặc bộ trang phục cô mua từ Việt Nam - Ảnh: NVCC

"Việt Nam cho tôi cảm giác thuộc về nơi này"

* Điều gì cho cô động lực để can đảm chọn trở về?

- Thực ra tôi khá sợ khi bước vào thế chủ động trở về. Trước đây có người chọn giúp tôi. Còn giờ tôi phải tự ra quyết định nên rất lo lắng. Nhưng sau hơn ba tuần ở Việt Nam, tôi rất hài lòng với lựa chọn của mình.

Chính nghệ thuật cho tôi động lực, tôi muốn về diễn vở opera Khung cảnh lãng quên.

Trong vở, tôi diễn ba khía cạnh: một phụ nữ đang yêu, một người đi tìm bố, một người mẹ muốn con mình lớn lên mạnh khỏe bình an.

Cả ba khía cạnh đều khiến tôi kết nối với chuyện của riêng mình.

Khi đọc kịch bản và nghe nhạc, tôi đã thấy "ăn chắc" và nhận vở ngay. Tôi thấy vai mình diễn như được "đo ni đóng giày", nhạc cũng được viết đúng tông giọng tôi, mọi thứ đều phù hợp một cách hoàn hảo.

Những nghệ sĩ khác trong vở cũng được chọn hợp vai như vậy. Cuộc sống của họ có nhiều điểm tương đồng với vai diễn, và vì vậy, tất cả đều yêu vở diễn này. Lời kịch hay, âm nhạc xuất sắc, cả ê kíp làm việc rất ăn ý, đi ăn cùng nhau, được chăm sóc tốt... Tôi rất vui vì đã ở đây.

Một điểm thú vị nữa là trong vở opera có phân đoạn các nghệ sĩ Việt trình diễn cải lương. Tôi rất thích cải lương và hay đến nghe lúc tập. Sau TP.HCM và Hà Nội, tôi mong vở opera cũng sẽ được diễn ở Pháp.

Léa Badillo trong concert ở thành phố Toulon, miền Nam nước Pháp - Ảnh: NVCC

Léa Badillo trong concert ở thành phố Toulon, miền Nam nước Pháp - Ảnh: NVCC

* Sau khi gặp mẹ và khám phá thêm về Việt Nam, cô định vị mình ra sao ở thời điểm hiện tại?

- Tôi là một người Pháp có gốc Việt. Lúc trước, tôi chỉ mường tượng thôi, nhưng giờ đã khẳng định rõ ràng.

Lúc đầu những gì tôi biết về Việt Nam chủ yếu liên quan chiến tranh và mất mát. Nhưng khi về đây, mọi thứ rất khác.

Nhịp sống ở Việt Nam hiện đại và rất gần với Pháp. Mọi người đều dùng mạng xã hội, thiết bị công nghệ. Ra đường ai cũng ăn mặc đẹp, trang điểm xinh xắn, tự tin năng động, khác xa những gì tôi tưởng.

Cha (nuôi) tôi đã mất hai năm trước, còn mẹ luôn động viên tôi tìm về nguồn cội. Lần này tôi sang Việt Nam lâu, mẹ vẫn liên lạc với tôi hằng ngày. Thậm chí bà còn phàn nàn bảo tôi đừng gửi hình đồ ăn ở Việt Nam khoe với bà nữa vì bà "ức chế" lắm! (cười).

Khi ở Pháp, tôi thấy mình khác biệt như là người châu Á giữa cộng đồng châu Âu. Khi về Việt Nam và gặp mẹ bằng xương bằng thịt, tôi thấy mình tồn tại như một phần và được chấp nhận ở đây, gần như là cảm giác thuộc về nơi này. Điều đó rất khó tả. Nhưng tôi mới nói được "cảm ơn", "xin chào" bằng tiếng Việt thôi. Tiếng Việt khó quá à! (cười).

Trong vở opera, tôi vào ba vai đều là phụ nữ Việt và cảm thấy mình thật "Việt Nam", được diễn opera ở đây và còn được mặc áo dài. Tôi thấy mình hợp với áo dài và rất thoải mái cả về hình thể lẫn cảm xúc, như thể đây là "của mình" vậy. Mặc áo dài vào, tôi thấy mình ngay lập tức là một cô gái Việt. Thật vui!

Giọng ca nữ trung cao

Sinh ra tại Việt Nam, giọng ca nữ trung cao (Mezzo-Soprano) Léa Bảo Ngọc Badillo bắt đầu nuôi dưỡng đam mê ca hát sau khi theo học viola tại Nhạc viện Aix en Provence.

Cô tốt nghiệp bằng nghiên cứu âm nhạc loại xuất sắc trước khi tiếp tục theo học cử nhân về nhạc cổ điển tại Đại học Montreal (Canada).

Léa về Việt Nam lần này để tham gia vở opera Khung cảnh lãng quên của đạo diễn người Pháp gốc Việt Olivier Dhénin Hữu.

Vở opera nằm trong chương trình nghệ sĩ lưu trú Villa Saigon của Viện Pháp tại TP.HCM, dự kiến ra mắt vào tối 26-11 tại Nhà hát TP.HCM và ngày 28-11 tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội).

(Nguồn: Tuoitre.vn)

 

 

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Nghệ sĩ opera Léa Badillo: Mặc áo dài, tôi thấy mình là cô gái Việt

 

hoa-moc-thien-2

miss-charm-2023

metro-sai-gon

dai-lam-moc

hoa-moc-thien

bia-kndn