Bí quyết của người thâu tóm Prime |
SCG vào VN đã lâu nhưng tên tuổi của DN này chỉ thật sự “nổi lên” trong giới truyền thông sau thương vụ mua bán đình đám với Prime. Nhiều người tự hỏi, CEO của SCG là người như thế nào ?
“Tôi sẵn sàng làm việc với các DN khác và ứng dụng thực hành quản trị DN ưu việt và quan điểm phát triển bền vững Và để khiến ông Kan Trakulhoon - Chủ tịch kiêm CEO của SCG“trải lòng” – với tôi đó là điều không dễ. Từ thương vụ đình đám Tôi đã “nghe” người ngoài phân tích quá nhiều về thương vụ này rồi, nếu được, ông có thể đánh giá về mức độ ảnh hưởng của vụ M&A đình đám này? Prime là nhà sản xuất gạch lớn thứ 5 trên thế giới và là nhà sản xuất vật liệu xây dựng hàng đầu tại VN với 20% thị phần. Prime có mạng lưới phân phối rộng, cơ cấu tổ chức, quản lý và chiến lược kinh doanh vững chắc. Mua lại Prime không chỉ giúp SCG tăng cường mạnh mẽ vị trí trong thị trường vật liệu xây dựng VN mà còn đưa chúng tôi trở thành nhà sản xuất gạch ceramic lớn nhất thế giới với công suất cao nhất là 225 triệu mét vuông gốm, nâng cao năng lực tập đoàn trong khu vực ASEAN, vươn lên vị trí dẫn đầu trong thị trường vật liệu xây dựng khu vực hướng tới tầm nhìn trở thành DN bền vững ở ASEAN. Thị trường bất động sản của VN đang “đóng băng” khá dài, dù như nhiều ý kiến điều này khiến SCG mua Prime một cách dễ dàng hơn. Nhưng điều này cũng sẽ khiến hoạt động kinh doanh của SCG tại VN không dễ dàng gì, thưa ông ? Có thể xem suy thoái kinh tế là cơ hội để duy trì phát triển bền vững trong dài hạn song song với đóng góp cho môi trường và xã hội. SCG sẽ tiếp tục phát triển và đổi mới sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu tương lai của khách hàng. Ngày nay, người dân ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm sinh thái cũng như các công trình xây dựng xanh. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển quy trình sản xuất và các sản phẩm thân thiện với môi trường của chúng tôi. Do đó, chúng tôi đã phát triển nhãn môi trường “SCG Eco Value”. Sản phẩm và dịch vụ được dán nhãn "SCG Eco Value" phải được sản xuất với một quy trình đặc biệt theo tiêu chuẩn ISO14021, đảm bảo giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với môi trường và mang lại chất lượng tốt hơn. Cũng không ít ý kiến cho rằng SCG dùng VN như “bàn đạp” để tấn công thị trường các nước Đông Nam Á ? SCG luôn xem VN là một thị trường quan trọng trong chiến lược mở rộng kinh doanh ở ASEAN. Từ khi thành lập tại VN vào năm 1992, chúng tôi đã chứng kiến sự tăng trưởng và nhiều thay đổi tích cực trong môi trường kinh doanh cũng như đời sống chính trị - xã hội. Với một nền kinh tế đang ngày càng phát triển, nguồn nhân lực trẻ, năng động và dồi dào, một môi trường kinh doanh thuận lợi, VN sẽ tiếp tục là thị trường chiến lược chúng tôi cam kết đầu tư và phát triển trong thời gian tới. Hiện chúng tôi đang hoạt động khá tốt tại VN. Điều này phần nào thể hiện đây là thị trường chiến lược cho hoạt động đầu tư của Tập đoàn. Dưới góc độ là nhà đầu tư, chúng tôi cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ phía chính phủ, tạo nên môi trường thông thoáng trong kinh doanh. Với tầm nhìn trở thành DN kinh doanh bền vững dẫn đầu ở ASEAN, SCG đã theo đuổi chiến lược mở rộng đầu tư trong ASEAN và liên tục phát triển các sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng cao (HVA). Ba thị trường chính trong khu vực mà chúng tôi sẽ tập trung vào mở rộng đầu tư kinh doanh tại VN, Indonesia và Myanmar. Tái cơ cấu để mạnh hơn Được biết, trong chiến lược năm 2013 tại VN, SCG đang hướng tới việc tái cơ cấu ngành hàng, ông có thể nói rõ hơn khả năng này ? Việc tái cơ cấu nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất sắc và là chiến lược tiến công hướng đến vị trí DN bền vững hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Hoạt động này sẽ giúp nâng cao khả năng của SCG trong việc phát triển sản phẩm và dịch vụ, hỗ trợ cải tiến yêu cầu về công nghệ và phát triển của các sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao (HVA), đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả, và dẫn dắt DN đến tiến đến phát triển bền vững trong dài hạn. SCG sẽ đầu tư nhiều hơn vào mảng xi măng - vật liệu xây dựng bởi chúng tôi nhận thấy tiềm năng phát triển của thị trường. Năm ngoái, doanh thu từ mảng này lên tới 110.384 tỉ đồng (5.185 triệu USD), chiếm 36% tổng doanh thu của tập đoàn và lợi nhuận lên tới 9.378 tỉ đồng (440 triệu USD), chiếm một nửa tổng lợi nhuận trong năm của tập đoàn. Trong vòng 5 năm tới, mảng kinh doanh này ước tính sẽ chiếm hơn 40% tổng doanh thu của tập đoàn SCG. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc cơ cấu nhân sự sẽ thay đổi mạnh? Tái cơ cấu hoạt động không hề ảnh hưởng đến nhân sự của tập đoàn. Một trong các triết lý kinh doanh của chúng tôi là “Tin tưởng vào giá trị cá nhân”, do đó nhân sự SCG là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển. Trong quá trình tái cơ cấu không hề diễn ra vấn đề cắt giảm nhân sự. Ngược lại, mỗi bộ phận trong các mảng kinh doanh cốt lõi còn có thể hợp tác nhịp nhàng hơn trong công việc và mang đến sự sáng tạo đổi mới trong quy trình làm việc và vận hành hoạt động. Nhân sự SCG chính là nguồn lực chủ đạo của việc phát triển bền vững. Chúng tôi tích cực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cả về kiến thức chuyên môn, khả năng làm việc lẫn đạo đức kinh doanh để đảm bảo rằng toàn thể nhân viên SCG có thể thực hiện tốt công việc của mình trong mọi tình huống. Vậy để đánh giá , ông cho chất lượng nhân sự VN mấy điểm ? Người VN rất quyết đoán, sẵn sàng học hỏi và chăm chỉ. Các bạn cũng rất tích cực trong việc đưa ra những ý tưởng mới và thúc đẩy sự đổi mới, đó là những tính cách thực sự phù hợp với đặc điểm của SCG, "cởi mở và thách thức" và "ham học hỏi", phù hợp với cam kết trở thành DN sáng tạo của chúng tôi. Ưu điểm khác chính là người VN có thái độ rất tích cực, giúp cho các bạn dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc ở các nền văn hóa khác nhau, hoàn toàn phù hợp với tư duy quốc tế mà chúng tôi đang chuẩn bị cho nhân viên của mình. Nhưng đương nhiên cách thức quản trị của VN khác với Thái Lan. Ông sẽ điều chỉnh khác biệt này ra sao ? Ở mỗi quốc gia mà SCG hoạt động, chúng tôi luôn ưu tiên xem xét khía cạnh văn hóa và điều chỉnh phong cách quản lý. Chúng tôi cũng xây dựng nền tảng phát triển kiến thức phù hợp cho nhân viên ở mỗi quốc gia. Hàng chục ngàn nhân viên, trong đó có khoảng 10.000 không phải không phải là người Thái đang làm việc tại các nước Thái Lan, VN, Indonesia và Philippines. Tùy theo văn hóa từng quốc gia mà chúng tôi chọn cách quản lý, huấn luyện và chăm sóc họ khác nhau. Ví dụ, người VN luôn ham muốn học hỏi, nhiệt tình nên phát triển năng lực sẽ là trọng tâm để đào tạo họ. SCG phát triển nền tảng để họ học tập đồng thời chuẩn bị cho họ con đường phát triển trong tương lai. Trong chuyến sang VN cách đây ít lâu, tôi cùng toàn thể ban lãnh đạo tập đoàn đã dành hơn 4 giờ đồng hồ chỉ để thảo luận cho đề tài chuẩn bị chuyển giao một phần trong số các vị trí chủ chốt của SCG tại VN cho người Việt. Cụ thể, chúng tôi sẽ đưa 5 nhân viên người Thái ở cấp quản lý của Cty giấy VinaKraft về nước trong năm nay. Những vị trí này sẽ được thay bằng các nhân viên VN. Vậy chiến lược đầu tư của SCG VN trong 2013 - 2015 có gì đáng chú ý ? Chúng tôi muốn trở thành một DN bền vững dẫn đầu trong ngành công nghiệp. Và, chúng tôi cam kết hoạt động kinh doanh song song với giữ vững cân bằng ba trụ cột xã hội, môi trường và nền kinh tế, theo định hướng phát triển bền vững (SD). Chính việc giữ vững cân bằng ba yếu tố này đã giúp SCG tồn tại trong suốt 100 năm và chúng tôi tin rằng bằng cách giữ các cam kết tương tự, hoạt động kinh doanh của chúng tôi ở VN sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm. Ông có nói tới mục tiêu trở thành DN phát triển bền vững hàng đầu khu vực ASEAN. Bước sang thế kỷ thứ 2 trong lịch sử phát triển của mình, SCG sẽ thực thi như thế nào ?
Nhân lực ở SCG là nguồn tài nguyên có giá trị nhất, thúc đẩy cho sự phát triển bền vững của SCG. SCG tiếp tục phát triển các sản phẩm và dịch vụ mang giá trị gia tăng cao (HVA) phù hợp với tầm nhìn trở thành DN dẫn đầu khu vực Đông Nam Á. Chúng tôi xem mình là một công dân của xã hội và vì chúng tôi được hưởng lợi từ các nguồn tài nguyên chung của cộng đồng, nên chúng tôi có nghĩa vụ đóng góp về kinh tế và cải thiện mức sống của cộng đồng. Đó là lý do, song song với hoạt động đầu tư ở nhiều quốc gia trong khu vực ASEAN trong đó có VN, SCG luôn nỗ lực đóng góp cho sự phát triển bền vững của quốc gia đó điển hình như các dự án CSR của chúng tôi: học bổng “Chung một ước mơ”, xây dựng sân chơi “SCG chung một ước mơ”… Một câu hỏi cuối, đã có tới 19 DN tại VN “có liên quan” đến SCG, vậy SCG có dự định “thâu tóm” hoặc hợp tác thêm một DN nào của VN? Chúng tôi vẫn đang tìm kiếm cơ hội để đầu tư thêm vào các ngành cốt lõi của SCG như giấy, hóa chất và xi măng - vật liệu xây dựng. Cảm ơn và xin chúc ông ngày một thành công - không chỉ tại VN hay ASEAN. Theo VCCI Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|