Câu chuyện thương hiệu khác biệt của Uber |
Khi được hỏi làm thế nào để tách biệt Uber với Grab, bà Amy Kunrojpanya – GĐ Chính sách và Truyền thông Uber châu Á – Thái Bình Dương nói rằng phải quay về câu hỏi cơ bản, bạn làm gì tốt hơn tất cả đối thủ. Ở Uber là công nghệ - điều tiên quyết khi mọi người chọn ứng dụng này. Trao đổi trong một cuộc hội thảo gần đây được tổ chức tại Việt Nam, GĐ Chính sách và Truyền thông Uber châu Á – Thái Bình Dương đã chia sẻ làm thế nào để Uber từ một startup vô danh đến nay, sau 8 năm đã có mặt ở 600 thành phố, 80 nước… vươn lên thành thương hiệu phát triển toàn cầu. Amy nói rằng bà có may mắn làm việc tại các công ty lớn như Coca Cola, Google, Airbnb và Uber, điểm chung của các công ty này là họ cung cấp không chỉ lợi ích thực dụng cho khách hàng mà còn có ý nghĩa với với cuộc sống. Đó mới là cách thương hiệu ở lại trong tâm trí của khách hàng. Đối với Uber, công ty đã đi vào lĩnh vực mới, không có ai làm trước đây, do đó, họ phải thay đổi suy nghĩ của người tiêu dùng, khuyến khích những người này hành động và bàn tán. “Chúng tôi làm điều khác biệt trong kinh doanh, thương hiệu và công nghệ”, bà cho biết. Khác với các nhãn hàng khác thường tập trung vào quốc gia hay vùng, Uber đặt trọng tâm vào các thành phố. Bởi lẽ sản phẩm của Uber cung cấp chỉ liên quan đến khu vực nội bộ và di chuyển trên mức độ thành phố. Do đó, nếu không suy nghĩ theo thành phố thì những người “lèo lái” sẽ không chú tâm làm sao sản phẩm tốt hơn, từ đó làm mất lợi thế cạnh tranh. Uber cũng đang phục vụ tất cả mọi người, không có sự phân biệt mà như Amy mô tả là bất cứ ai có điện thoại, kết nối Internet, bấm nút là có xe. Thậm chí, ở một số nước không có Internet vẫn có thể đặt được Uber. Theo bà, đấy là sự linh hoạt, an toàn mà 8 năm trước không có được. Sau 8 năm, khi đã hiểu rõ cách di chuyển trong thành phố, Uber đã bắt đầu lấn sân sang di chuyển đồ đạc, đồ ăn. Ngoài ra, Uber cũng đang tính đến công nghệ xe bay, xe tự hành,… những dịch vụ có thể thay đổi cuộc sống. Amy nhận xét: “Vì gắn với cuộc sống nên công nghệ của chúng tôi là một phần suy nghĩ của bạn” mà tại đó, ai cũng có cơ hội. Theo Amy, đấy chính là sức mạnh để thương hiệu Uber vươn lên tầm quốc tế, vượt qua những rào cản trước đây. GĐ Truyền thông Uber cũng nhấn mạnh khi quyết định làm thương hiệu cần nhớ “bạn không giống ai hết, đừng cố gắng làm điều đó”. Bởi như phân tícc, nhưng thương hiệu được yêu thích không sao chép, không bắt chước, không đi theo hình mẫu nào, “nó là những khác biệt, chấp nhận rủi ro và tin rằng điều tuyệt diệu sẽ xuất hiện”. Riêng về nhãn hiệu, đại diện Uber nói rằng chỉ hình ảnh sản phẩm không thôi thì không đủ, nó còn cần hình ảnh của người tiêu dùng gắn liền, để họ quay lại với sản phẩm hay trở thành người đại diện cho thương hiệu. Ví dụ như Uber có công nghệ Uber Assist hay Bethoven, dành cho những tài xế có vấn đề về nghe mà như Amy nói là “sử dụng công nghệ của chúng tôi, lái xe an toàn và tin tưởng họ không có khả năng làm việc này ở chỗ khác”. Amy cũng đưa ra lời khuyên với doanh nghiệp rằng dù có bao nhiêu tiền đi chăng nữa cũng không được bỏ qua việc đầu tư vào danh tiếng của mình khi xây dựng thương hiệu. “Tôi dành thời gian nói chuyện với mọi người không chỉ về sản phẩm, dịch vụ, cách vận hành của Uber mà còn nói về chúng tôi là ai dưới góc độ doanh nghiệp, chúng tôi tin vào điều gì sẽ thay đổi…”, bà nói. Khi được hỏi làm thế nào để Uber tách biệt được với Grab đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực gọi xe thông minh, bà Amy đưa vấn đề về 2 câu hỏi cơ bản: “Bạn làm điều gì tốt hơn các đối thủ” và “bạn phải biết điều đó và nói cho mọi người biết vì sao bạn khác biệt”. Ở câu hỏi thứ hai, theo bà, nếu đấy là nhãn hàng mới nổi hay đang hình thành, nếu không biết mình làm tốt điều gì thì phải dự kiến trong tương lai sẽ làm tốt điều gì hơn so với người khác. “Hiểu rõ được khát vọng là yếu tố quan trọng để tường thuật trong tương lai”, bà nói. Theo ttvn.vn Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|