top-banner-2

Thứ sáu, 12/09/2014, 12:03 GMT+7

Hàng trăm doanh nghiệp muốn trở thành vệ tinh của Samsung

Hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam khẳng định sẽ vượt qua mọi khó khăn để trở thành vệ tinh của Samsung, tham gia vào chuỗi cung ứng linh kiện cho tập đoàn này.

Hơn 300 doanh nghiệp tham dự buổi hội thảo “Chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ cho Việt Nam”, diễn ra ngày 11/9 đã bày tỏ muốn được trở thành vệ tinh của Samsung.

Ông Đinh Văn Tuấn, Trưởng phòng Kinh doanh Nhà máy nhôm Đông Anh cho biết đơn vị đang rất mong muốn được hợp tác với tập đoàn Samsung. Theo ông Tuấn, phía doanh nghiệp đang tự thay đổi mình với mục tiêu tham gia vào chuỗi cung ứng linh kiện cho Samsung nói chung và các tập đoàn thế giới nói chung. Phía công ty đang nỗ lực đầu tư cả về công nghệ lẫn chất lượng sản phẩm để đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất được đưa ra từ phía tập đoàn này.

sao365-1

Đại diên Công ty cổ phần sản xuất cơ khí (H. Đông Anh, Hà Nội) cho biết hiện công ty đang liên doanh với tập đoàn Hitachi- Hàn Quốc. “Bản thân chúng tôi là doanh nghiệp lớn ở Đông Anh, đủ máy móc thiết bị nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra của Samsung”, vị đại diện này nói.

Vị đại diện này nói mong muốn hợp tác nhưng gặp khó vì để làm ra một phụ tùng thì cần 10 bước mà một doanh nghiệp không thể làm được. Vấn đề đặt ra là phải có sự liên kết chặt chẽ giữa vài doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp chỉ thực hiện một bước, ghép lại tất cả sẽ cho ra sản phẩm hoàn chỉnh. Tiếp theo, cần có một doanh nghiệp trọng tâm chứng minh được năng lực, khả năng sản xuất…để hợp tác trực tiếp với Samsung.

Ông Nguyễn Dương Diệu, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Công Nghiệp và Thương mại Lidovit cho hay phía công công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc tiếp cận tập đoàn Samsung song vẫn gặp vướng mắc về giá cả, chất lượng sản phẩm.

GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho biết, tại Việt Nam, năm 2013, Samsung đã xuất khẩu điện thoại di động với kim ngạch 23,9 tỷ đô la Mỹ, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Việt Nam đã lần đầu tiên trở thanh một cứ điểm sản xuất sản phẩm công nghệ cao của thế giới, khi cứ 400 triệu điện thoại di động của Samsung được bán ra trên toàn cầu thì có tới 120 triệu điện thoại được sản xuất tại Bắc Ninh.

Theo ông Mại, đây là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt chuyển mình. Việc tham gia vào chuỗi cung ứng linh kiện là cần thiết trong mối quan hệ hợp tác giữa hai bên. Đối với Việt Nam, ngành công nghiệp hỗ trợ có cơ hội để phát triển còn đối với Samsung sẽ giảm bớt chi phí vận chuyển, thuế, nhân lực...

Mình Samsung cố gắng có đủ?

Ông Shim Won Hwan, Tổng Giám đốc tổ hợp sản xuất Samsung cho biết nếu không phát triển công nghiệp hỗ trợ, nền kinh tế Việt Nam sẽ phải phụ thuộc vào bên ngoài, khó khăn cho phát triển bền vững và lâu dài. Một mình Samsung không thể cứu ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.

Ông khẳng định, Chính phủ hỗ trợ hay sự nỗ lực của Samsung hay các doanh nghiệp chỉ lòng yêu nước thì chưa đủ, bản thân doanh nghiệp phải tự chủ, nỗ lực để cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Ông tiết lộ, trong 97 doanh nghiệp vệ tinh cho Samsung Việt Nam mới chỉ có 7 doanh nghiệp đáp ứng mà chủ yếu làm bao bì.

“Samsung luôn tìm kiếm và đón nhận những cơ hội hợp tác với doanh nghiệp nội địa đáp ứng đủ các tiêu chí về chất lượng, tiến độ và giá cả, tăng số lượng nhà cung cấp Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Samsung, mang lại nhiều lợi ích cho cả Samsung và đất nước Việt Nam”, ông Shim Won Hwan cho hay.

Trong khi đó GS. Nguyễn Mại cho biết, với sự ưu tiên vượt trội của Samsung cộng với hỗ trợ từ Nhà nước, doanh nghiệp Việt nỗ lực thì trong tương lại không xa sẽ có đông đảo doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu. Sản phẩm đáp ứng sẽ đa dạng: sạc pin, ốc vít, bao bì,..

“Ngay sau cuộc gặp gỡ đầy hi vọng này, tôi tin rằng chỉ trong vòng 6 tháng tới sẽ có khoảng 10-15 doanh nghiệp Việt trở thành vệ tinh của tập đoàn Samsung”, ông Mại kỳ vọng.

Ông Trương Công Hoài, Vụ Phó Vụ Công Nghiệp Nhẹ, Bộ Công Thương nhận định, ở Việt Nam đa số các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ và chưa đáp được các tiêu chí tham gia. Các doanh nghiệp cần phải cải thiện nhiều về vốn, về công nghệ…

Ông Hoài cho biết, sắp tới Nhà nước sẽ xây dựng chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thành chương trình trọng điểm quốc gia. Đồng thời, Bộ Công Thương đã có chương trình chuyển giao công nghệ trong 2014 và sẽ tiếp tục triển khai trong 2015.

Theo ông Hoài, hỗ trợ là điều cần thiết song quan trọng nhất vẫn là sự nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nỗ lực, tự chủ, nhanh nhạy, chủ động nắm cơ hội này thì việc trở thành vệ tinh của Samsung không quá khó.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư cam kết sẽ hỗ trợ để công nghiệp hỗ trợ trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam. Đến năm 2020 công nhiệp hỗ trợ được kì vọng sẽ chiếm 33% giá trị ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Ông cho biết, việc cần làm trước mắt là hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng linh kiện của Samsung vì đây là một thị trường quá tiềm năng.

Theo Infonet


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Hàng trăm doanh nghiệp muốn trở thành vệ tinh của Samsung

 

bhql

kndn

hoa-moc-thien-2

dai-lam-moc

hoa-moc-thien

tieng-hat-viet-toan-cau-3