Việt Nam từng bước vươn xa trong phát triển kinh tế |
Nếu có một quốc gia đang tỏ ra tích cực nhất trong việc tăng cường các mối quan hệ kinh tế trong vòng một tháng vừa qua, thì đó hẳn phải là Việt Nam. Tổng thống Armenia Serzh Sargsyan, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev, Tổng thống Kyrgyzstan Almazbek Atambayev và Tổng thống Nga Vladimir Putin bước vào phòng họp. Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, Việt Nam đã hoàn tất hai hiệp định thương mại tự do với các đối tác kinh tế lớn là Hàn Quốc và liên minh kinh tế Á - Âu (EEU) bao gồm 5 nước Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan. Đó là chưa kể việc một loạt các hiệp định thương mại lớn sắp diễn ra trong thời gian tới như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP. Ký một loạt các hiệp định thương mại quan trọng như vậy, Việt Nam đang không giấu diếm ý định có một cú tăng tốc lớn nhất từ trước tới nay trong chiến lược phát triển kinh tế của mình. Có nhiều lý do để các nhà phân tích trên thế giới chú ý đến tốc độ triển khai và hoàn tất nhanh chóng cũng như số lượng các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tiến hành trong vòng chưa đầy một tháng qua. Dù hầu như ai cũng biết rằng các thỏa thuận và hiệp định thương mại tự do FTA luôn rất hữu ích đối với nền kinh tế của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nhưng việc ký kết hàng loạt các hiệp định FTA như vậy là điều hiếm khi xảy ra. Lý do được đưa ra là vì nó liên quan đến khả năng phát triển và tăng tốc của nền kinh tế để đáp ứng với những khoảng giãn nở mới mà các hiệp định FTA sẽ mở ra. Nếu không có sự tính toán cẩn trọng về khả năng và thực lực của nền kinh tế quốc nội, một hiệp định FTA có thể trở thành một con dao hai lưỡi, và trở thành một cánh cửa để hàng hóa nước ngoài tràn vào và đè bẹp nền kinh tế quốc nội. Đó là lý do vì sao các quốc gia luôn rất e dè và thận trọng khi tính toán đàm phán và ký kết các hiệp định FTA này. Lý do khả dĩ nhất để giải thích sự hoàn tất hai hiệp định FTA chỉ trong vòng chưa đầy một tháng một cách nhanh chóng của Việt Nam, là việc chính phủ Việt Nam đang tự tin vào khả năng của nền kinh tế có thể tận dụng tốt các khoảng giãn nở mà các hiệp định FTA này mang lại. Điều này bắt nguồn từ những xu hướng đầu tư quốc tế mới nhất trong thời gian qua, khi xu hướng thoái vốn đầu tư khỏi thị trường Trung Quốc đang dẫn đến việc Việt Nam trở thành một trong những điểm đến thu hút nhất của giới đầu tư quốc tế. Theo tính toán, với tốc độ tăng trưởng FDI trong thời gian tới, năng lực sản xuất của nền kinh tế Việt Nam sẽ có những bước tiến vượt bậc. Kể từ năm 2014, Việt Nam đã chính thức trở thành quốc gia xuất khẩu vào thị trường Mỹ lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, và với năng lực sản xuất ấy, kinh tế Việt Nam cần thêm những thị trường mới để kích thích thêm nữa khả năng sản xuất và đầu tư đối với nền kinh tế của mình. Trong cả hai hiệp định FTA vừa ký kết với Hàn Quốc và liên minh kinh tế Á- Âu (EEU), Việt Nam đều tìm được đầu ra ở những thị trường tiềm năng khổng lồ cho những sản phẩm chủ lực của mình. Đó là nông sản, thủy sản, dệt may và đồ điện tử. Liên minh kinh tế Á - Âu (EEU) là một thị trường lớn với 181 triệu dân và tổng sản phẩm trong nước tổng cộng đạt 2.000 tỉ USD. Trong khi đó Hàn Quốc đang là nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á, và cũng đang là một trong những nước đầu tư nhiều nhất ở Việt Nam. Đó là chưa kể đến những hiệp định thương mại khác thậm chí còn quan trọng hơn có thể sẽ hoàn tất trong thời gian tới, điển hình là hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP. Nếu hoàn tất, TPP sẽ mở toang cánh cửa để hàng hóa Việt Nam xâm nhập vào thị trường Mỹ và các nước thành viên như Nhật Bản mạnh hơn nữa. Và dĩ nhiên, theo chiều hướng ngược lại, việc hoàn tất các hiệp định FTA này cũng đồng nghĩa với việc thúc đẩy đầu tư vào thị trường Việt Nam mạnh hơn nữa. Các nhà đầu tư sẽ không bỏ qua việc Việt Nam vừa hoàn tất thỏa thuận thương mại tự do với hàng loạt các đối tác lớn, và nền kinh tế Việt Nam đang thực sự là một miền đất hứa đầy màu mỡ để đầu tư. Về một khía cạnh khác, việc Việt Nam tăng cường hợp tác thương mại và kinh tế ở mức độ cao như FTA với các đối tác lớn trên thế giới, đang được xem là biểu hiện của nỗ lực từ phía chính phủ Việt Nam tránh bị phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc. Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc vẫn đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, nhưng vai trò này sẽ ngày càng giảm sút trong tương lai khi kinh tế Việt Nam đang ngày càng có nhiều lựa chọn hơn để hợp tác. Việc tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại với các đối tác lớn như EEU, Hàn Quốc, Mỹ hay Nhật Bản sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam không chỉ ổn định mà còn phát triển mạnh mẽ một cách độc lập với kinh tế Trung Quốc bất kể có chuyện gì xảy ra giữa hai quốc gia. Những hàng hóa không thể xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc của Việt Nam có thể dễ dàng chuyển hướng sang các thị trường tiềm năng khác mà Việt Nam đang có quan hệ thương mại tự do. Theo Nhàn Đàm (Motthegioi.vn/The Moscow Times) Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|