top-banner-2

Thứ ba, 24/11/2015, 13:24 GMT+7

Chân dung nữ lãnh đạo gốc Việt của Google châu Á

Phan Thi Tammy, quản lý cho Đối Tác Cao Cấp của Google Châu Á Thái Bình Dương tại Singapore cho biết, bà quay về châu Á là lý do kinh tế, châu Á và Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội để phát triển, bà cũng cho rằng công nghệ sẽ đem lại lợi ích cho xã hội, trong khi tiết lộ một chi tiết thú vị, bà là con của một gia đình nông dân tại Việt Nam.

Trong sự kiện Internet Day 2015, đại diện của Google là bà Phan Thi Tammy nhận định, châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đang có nhiều cơ hội để làm ăn, bởi thị trường này có những chỉ số tăng trưởng rất mạnh, ICTnews chia sẻ bài phát biểu của bà:

Tôi vẫn nhớ ba mẹ luôn nói với tôi rằng: “Con hãy học thật giỏi và trở thành một bác sĩ đễ giúp xã hội”, như ba mẹ bảo, tôi rất cố gắng học giỏi và đậu vào trường đại học Stanford. Tuy nhiên, tôi không trở thành một bác sĩ, thay vào đó, khi học ở Stanford và khi làm việc trong Silicon Valley, tôi đã trở thành rất đam mê với công nghệ vì tôi tin rằng nó có thể giúp xã hội

Chắc có lẽ các bạn đã biết Google được sáng lập vào năm 1998 tại Stanford, và bắt đầu như một doanh nghiệp nhỏ trong một garage, tính tới nay, Google đã được 17 tuổi, và đã thay đổi rất nhiều cách mọi người tìm kiếm thông tin, liên lạc nhau, và làm kinh doanh quanh thế giới.

Đến năm 2011, Tammy quyết định quay về Châu Á, ba mẹ tôi đã hỏi - lí do tại sao tôi lại quyết định như vậy, thì tôi có trả lời rằng “tại vì cho những cơ hội mang lại lợi ích kinh tế”, câu nay giống câu trả lời ba mẹ đã nói 20 năm trước.

Phan Thi Tammy từ con một gia đình nông dân Việt đến thành "sếp" Google

Cô gái con một gia đình nông dân vẫn có thể trở thành "sếp" Google nếu biết phấn đấu - ảnh: Linkedin

Tammy tin rằng có nhiều tiềm năng ở Châu Á vì một nửa dân số thế giới sống ở đây, người Châu Á đang tạo ra các doanh nghiệp mới mỗi ngày và cụ thể là Việt Nam là nước có rất nhiều tiềm năng.

Tôi rất vinh dự chia sẻ cùng với các bạn là bằng cách nào mà Internet lại giúp tạo ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế ở Việt Nam. Đầu tiên là, Internet giúp SMEs (các doanh nghiệp nhỏ và vừa) bằng cách nào? thứ hai, những gì là xu hướng hành vi của người tiêu dùng ở Việt Nam trong năm 2015? Và cuối cùng là, làm thế nào Google có thể giúp các SME khắp nơi Việt Nam phát triển hơn?

Internet là quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế Việt Nam vì, nó giúp tạo ra nhiều các doanh nghiệp hơn 90 % doanh nghiệp ở Việt Nam là SMEs, bên cạnh đó, SMEs tạo ra nhiều việc làm hơn, nhiều sản phẩm hơn, và dịch vụ hơn để làm cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn.

Các SME sử dụng internet có thể tăng trưởng nhanh hơn khoảng 40% so với những doanh nghiệp không sử dụng internet, bởi vì Internet giúp giảm chi phí khi mở một doanh nghiệp mới. Trước đây, các doanh nghiệp cần rất nhiều tiền cho bất động sản và trang thiết bị, bây giờ, ai cũng có thể làm một website và tạo ra một cửa hàng online, hoặc bán hàng hóa của mình trên thị trường thương mại điện tử.

Hơn nữa, nhờ có Internet mà các doanh nghiệp có thể tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn ở Việt Nam và nước ngoài. Trước đây, chỉ có các công ty có ngân sách lớn mới có đủ tiền để quảng cáo trên TV, radio, và báo, bây giờ thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận khách hàng bằng nhiều cách, chẳng hạn như: mạng xã hội, ứng dụng trên smartphone, hoặc search engine (ý nghĩa là công cụ tìm kiếm).

Tỷ lệ người sử dụng Internet là đi nhanh hơn radio, TV gấp nhiều lần, phải mất 40 năm để tiếp cận được 50 triệu người nghe radio, nhưng với Internet thì chỉ cần 3 năm, và smartphone cần chỉ 2 năm thôi, người tiêu dùng Việt sử dụng mạng Internet ngày càng nhiều hơn bao giờ hết. Mọi người vẫn sử dụng mạng xã hội, Youtube, hoặc tìm kiếm thông tin... khi họ đang xem TV, hoảng 36 % người vừa xem TV vừa sử dụng máy tablet, hoặc laptop, smartphone cùng một lúc.

Phân tích của Google cho thấy, hiện trung bình mỗi người dùng Việt Nam sở hữu tới 1,4 thiết bị kết nối Internet

Vậy mội doanh nghiệp cần phải biết 2 xu hướng chính: người Việt dành nhiều thời gian trên smartphone hơn so với các thiết bị khác, thứ hai là - người Việt tìm kiếm online trước khi họ mua hàng offline. Hai điều này có nghĩa là mọi doanh nghiệp cần phải được dễ dàng tìm thấy trên smartphone.

Cụ thể ở Việt Nam, trung bình mỗi người có khoảng hơn 1,4 thiết bị kết nối với internet, con số này đã tăng 75 % kể từ năm 2013, mỗi người sử dụng smartphone kiểm tra điện thoại của mình trung bình 150 lần/ngày.

Khi nói đến thương mại, 56% những người tìm kiếm online vẫn mua hàng offline, điều này có nghĩa rằng tiếp thị online cũng rất quan trọng với các doanh nghiệp offline trong việc tiếp cận khách hàng. Hơn nữa, 66% người sử dụng internet để so sánh những lựa chọn của mình trước khi họ quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ, 70 % sử dụng một search engine để có thông tin trước khi quyết định.

Phần lớn các doanh nghiệp làm website cho máy tính, nhưng mà rõ ràng là các website này không hiển thị tốt trên smartphone, khoảng 70 % người dùng gặp vấn đề khi truy cập vào website trên smartphone, và 37% sẽ bỏ website đó để vào website tốt hơn.

SMEs cần có website hiển thị tốt trên smartphone, họ cần được tìm thấy dễ dàng trong công cụ tìm kiếm, họ nên chắc chắn rằng địa chỉ và số điện thoại của họ là đúng, như vậy khách hàng có thể liên hệ với họ được. Sau khi hoàn tất các bước trên, họ có thể quảng cáo trên Internet.

Trong những thời điểm quan trọng này, Google có nhiều sản phẩm để giúp doanh nghiệp , chẳng hạn như: Youtube, Display network (hệ thống các website để hiển thị quảng cáo) và AdWords, những sản phẩm này có thể tạo ra nhiều cơ hội kinh tế hơn cho các SMEs".

Theo ictnews.vn


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Chân dung nữ lãnh đạo gốc Việt của Google châu Á

 

bhql

kndn

hoa-moc-thien-2

dai-lam-moc

hoa-moc-thien

tieng-hat-viet-toan-cau-3