3 bộ phim Hollywood đạt 11 tượng vàng Oscar |
Ben-Hur, Titanic, The Lord of Rings là thách đố lớn nhất ngành công nghiệp phim. Hơn một thập kỷ nữa lại trôi qua mà vẫn chưa có bộ phim nào phá được kỷ lục thắng 11 giải Oscar của Ben-Hur (1959), Titanic (1997) và The Lord of the Rings (2003). Siêu phẩm Titanic hẳn là bộ phim được ưu ái nhất lịch sử điện ảnh thế giới với kỷ lục 14 đề cử giải Oscar và dành được 11/14 giải. Dù hai bộ phim còn lại nhận được ít đề cử hơn nhưng vẫn xếp đồng hạng về tổng số lượng tượng vàng Oscar. Ben-Hur (1959) Poster công chiếu phim năm 1959 Ben-Hur là bộ phim thuộc thể loại sử thi Hoa Kỳ của đạo diễn William Wyler. Vai chính Judah Ben-Hur do Charlton Heston đảm nhận. Sau khi ra mắt năm 1959, bộ phim đã thành công ngoài mong đợi với tổng cộng 11 giải thưởng Oscar: Phim xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Nam chính xuất sắc nhất, Nam phụ xuất sắc nhất, Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất, Quay phim xuất sắc nhất, Thiết kế phục trang xuất sắc nhất, Hiệu ứng tốt nhất, Biên tập xuất sắc nhất, Nhạc phim hay nhất, Hòa âm hay nhất. Bộ phim kéo dài 212 phút với chi phí lớn nhất trong lịch sử điện ảnh thập kỷ 50-60 (15,1 triệu USD) nhưng đã thu về gấp 10 lần (146,9 triệu đô-la từ phòng vé) - cao nhất năm 1959. Ben-Hur xếp hạng thứ 9 trong top phim có doanh thu lớn nhất mọi thời đại tính tới năm 1975. Judah Ben-Hur tham gia đua ngựa Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Lew Wallace Ben-Hur: A Tale of the Christ. Nhắc đến Ben-Hur là nhắc đến cuộc đua xe chariot nổi tiếng (xe 2 bánh không mui do ngựa kéo). Cảnh trượng dàn tuấn mã chạy như mất phanh trong 9 phút được liệt vào một trong những cảnh quay đẹp nhất mọi thời đại. Ben-Hur làm nô lệ chèo thuyền chiến trong 3 năm ròng Cốt truyện của phim đậm chất thần thoại, thần bí: Judah Ben-Hur vốn là một nhà buôn giàu có, nhưng lại bị người bạn thuở thiếu thời Messala ráng tội vô lý, đầy làm nô lệ chèo thuyền chiến cho đế chế La Mã, đồng thời bắt mẹ và em gái chàng đi đầy. Sau 3 năm, Ben-Hur được chuyển sang lái thuyền chỉ huy và được trả tự do vì cứu sống chỉ huy Quintus Arrius. Chàng quay trở lại tìm mẹ và em gái nhưng họ đã bị chuyển tới thung lũng phong hủi. Ben-Hur cứu họ và ba người tìm đến gặp Chúa Giê-su để nhờ cứu giúp. Nhưng phiên tòa xét xử Chúa đã diễn ra và Ngài phải chịu án đóng đinh vào cây thánh giá. Ben-Hur chứng kiến cảnh tượng bi thương cho tới khi Chúa tắt thở. Và một phép màu nhiệm đã xảy ra giúp mẹ và em gái chàng được lành bệnh. Titanic (1997) Cảnh phim kinh điển lãng mạn nhất mọi thời đại Titanic là một bộ phim lãng mạn bi kịch nhất trong lịch sử điện ảnh Hollywood, phát hành năm 1997 do James Cameron làm đạo diễn, viết kịch bản, đồng sản xuất, đồng biên tập và hỗ trợ tài chính một phần. Nhiều khoảnh khắc lãng mạn bên nhau của cặp đôi xấu số Bộ phim lấy ý tưởng từ vụ đắm tàu RMS Titanic nổi tiếng năm 1912 với sự tham gia của hai diễn viên nổi tiếng: Leonardo DiCaprio và Kate Winslet. Bộ phim càn quét Quả cầu vàng sau đó là Oscar với tổng cộng 11 tượng vàng dành cho: Đạo diễn xuất sắc nhất, Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất, Quay phim xuất sắc nhất, Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất, Biên tập phim xuất sắc nhất, Thiết kế phục trang xuất sắc nhất, Âm thanh xuất sắc nhất, Biên tập hiệu ứng âm thanh xuất sắc nhất, Nhạc phim hay nhất, Ca khúc trong phim hay nhất. Dù rất tiếc không có giải xuất sắc dành cho nam chính, nữ chính. Những khoảnh khắc cuối cùng của cặp đôi xấu số Câu chuyện tình lãng mạn kết thúc bằng sự ra đi của một trong hai người chính là thảm cảnh thế gian mà đạo diễn muốn gửi gắm trong phim. Trên con tàu xấu số định mệnh, tiểu thư Rose tình cờ gặp chàng họa sĩ nghèo Jack và tiếng sét ái tính đã đánh trúng họ ngay từ lần gặp đầu tiên. Trong quãng thời gian ngắn ngủi, họ trở nên thân thiết và tận hưởng những giây phút lãng mạn bên nhau. Khi con tàu bị đắm, tầng lớp bình dân đều bị đuối chết trong cái cóng lạnh của nước biển. Jack nhường tấm phản lớn cho Rose với hi vọng người anh yêu sẽ được cứu. Và cuối cùng vì kiệt sức, Jack đã mãi nằm lại nơi biển sâu còn Rose được cứu sống. Kinh phí thực hiện bộ phim thuộc hàng cao "không với tơi" trong lịch sử điện ảnh, lên tới 200 triệu đô-la. Đoàn làm phim khá tốn kém cho việc dựng lại mô hình Titanic và đầu tư cho những công nghệ quay tiên tiến nhất bây giờ. Tính đến nay, doanh thu của bộ phim đã vượt mốc 2 tỷ đô-la, Titanic giữ ngôi vị Bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại cho tới tận năm 2010, bộ phim bị Avatar vượt mặt. The Lord of the Rings: The Return of the King (2003)
Poster phần 3 seri phim Chúa tể những chiếc nhẫn The Return of the King là một bộ phim giả tưởng hoành tráng ra đời năm 2003 của đạo diễn Peter Jackson, là phần kết của loạt phim The Lord of the Rings với hai phần trước đó là: The Fellowship of the Ring (2001) và The Two Towers (2002). Trận chiến cuối cùng trong phim vô cùng ác liệt Bộ phim trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất phát hành bởi New Line Cinema với tổng doanh thu phòng vé là 1,12 tỷ đô-la đồng thời giữ vị trí phim có doanh thu cao nhất năm 2013. Tính đến tháng 1.2016, The Return of the King là bộ phim có doanh thu cao thứ 13 trong lịch sử. Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 76, The Return of the King đã chiến thắng tổng cộng 11/11 giải Oscar được đề cử: Phim xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản hay nhất, Biên tập xuất sắc nhất, Hiệu ứng âm thanh tốt nhất, Hóa trang xuất sắc nhất, Âm nhạc trong phim hay nhất, Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất, Thiết kế trang phục xuất sắc nhất, Ca khúc nhạc phim hay nhất, Hình ảnh trong phim đẹp nhất. Kết thúc trận chiến, hòa bình trở lại Bộ phim kể về trận quyết chiến dành lại cuộc sống an bình cho vùng đất Gondor - Minas Tirith trước kế hoạch xâm lược Trung Địa của Chúa tể Sauron. Aragorn, 4 người Hobbit và một nhóm người khác phải đối mặt nhiều nguy hiểm mới đến được núi Doom, nơi họ hủy diệt chiếc nhẫn chúa bằng chính ngọn lửa tạo ra nó - ngọn lửa Diệt Vong. Trận chiến thắng lợi, Aragorn lên ngôi và cưới Arwen làm hoàng hậu, trong khi ấy, toàn bộ thần dân của Gondor đã phải cúi mình trước 4 người Hobbit vì những nỗ lực dũng cảm của họ. 4 người Hobbit trở về nhà ở Shire. Sam cưới người cậu yêu thời thơ ấu, còn Frodo 4 năm sau rời khỏi Trung Địa để đến Vùng đất bất diệt cùng với Gandalf, Bilbo, Elrond, Celeborn, Galadriel. Theo danviet.vn Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|