Nghề dát vàng làng Kiêu Kỵ qua lăng kính 'Hành trình Xanh' |
Để được chứng kiến tận mắt và thử trải qua cảm giác sờ, ăn, ngủ với vàng, "Hành trình Xanh" đã đến thăm và có những trải nghiệm quý báu với làng Kiêu Kỵ, làng nghề hơn 400 năm trên mảnh đất Gia Lâm, Hà Nội vẫn lưu giữ được nghề dát vàng truyền thống. Đội xanh với trải nghiệp sắp xếp vào lá quỳ. Nhưng tất nhiên đội chơi không thử nghiệm với vàng mà làm với thiếc Có vẻ như đây là thử thách không khó với cả hai đội chơi Chương trình "Hành trình Xanh" đã dành cho hai đội chơi và khán giả được dịp gặp mặt nghệ nhân Lê Văn Vòng – nghệ nhân của gia đình 9 đời nối nghiệp giữ nghề. Với ông Vòng, nhiều nơi cứ nghĩ vàng bạc là quý nhưng ở Kiêu Kỵ người dân sống cùng với vàng, ăn ở luôn cùng vàng. Lá vàng được cắt thành ô vuông khoảng 2cm rồi kẹp giữa lá quỳ Nghề dát vàng ở Kiêu Kỵ xuất phát từ nhu cầu “sơn son thếp vàng” đồ thờ cúng, dụng cụ quý báu trong hoàng cung hay các gia đình quý tộc. Từ những thỏi vàng thật 9999 người thợ ở Kiêu Kỵ phải nấu vàng và đổ vàng đã tan chảy vào khuôn tráng thành từng miếng mỏng. Lá vàng được cắt thành những ô vuông khoảng 2cm rồi kẹp vào giữa 2 lá quỳ đã được khô mực, sau đó dùng một tấm vải màu đen để gói chặt, tránh để bị xê dịch vị trí của miếng vàng và miếng giấy quỳ. Đặt bọc đó lên một hòn đá tảng to, nhẵn nhụi và bằng phẳng rồi dùng búa giã liên hồi. Lá quỳ có cạnh dài 4cm được làm từ loại giấy gió của làng tranh Đông Hồ mỏng và dai, được lướt nhiều lần bằng mực tự chế làm bằng loại bồ hóng đặc biệt, trộn với keo da trâu, tạo cho giấy quỳ bền chắc, búa đập hàng tiếng không thể nát..
Cụ bà thân sinh nghệ nhân Lê Văn Vòng năm nay đã ngoài 90 tuổi nhưng cụ vẫn tích cực giúp đỡ con cháu làm nghề. Vàng sau khi được đặt vào lá quỳ sẽ được đập cho dài và mỏng. Công đoạn “đập diệp” là dùng búa đập liên tục lên lá quỳ, yêu cầu của công đoạn này là phải đập đều tay, xoay đều quỳ trong vòng gần một tiếng đồng hồ. Miếng vàng 2cm gói trong lá quỳ, dưới sức nóng của lực búa sẽ tán mỏng, dàn đều trên miếng quỳ. Miếng vàng 2cm sau khi đập diện đã phủ gần đầy giấy quỳ Đập diệp đòi hỏi sức khỏe dẻo dai của người thợ, bàn tay thợ Kiêu Kỵ cũng vì thế mà chai đi. Ai làm thợ giã quỳ tay cũng đều ghồ ghề với những vết chai khi thì do cầm búa, khi thì vì chưa thật quen mà lỡ ý giã cả vào tay. Mảnh vàng sau khi đập diệp mỏng đến độ đặt một ít lên đầu ngón tay rồi xoa xoa, một lúc sau miếng vàng biến mất, vì những hạt vàng đã ngấm vào luôn trong da chứ chẳng phải một cơn gió nào làm tan biến vàng đi cả. Khi sử dụng vàng quỳ, người thợ dùng chiếc bay rất mỏng bằng xương hoặc mảng tre vát mỏng để dát vàng lên các sản phẩm Hiện nay ở Kiêu kỵ vẫn còn hơn 100 hộ làm nghề dát vàng với mức thu nhập trung bình khá cao. Nghề dát vàng đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động ở Kiêu Kỵ và là nghề phụ “hái ra tiền” trong những lúc nông nhàn của nhiều người dân. Pho tượng được dát vàng với niên đại hàng trăm năm Bảo Trâm (nguoinoitieng.net.vn)- Nguồn: Tincom Media Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|