top-banner-2

Thứ ba, 17/09/2024, 09:05 GMT+7

Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng “cắt nghĩa” hình ảnh kỳ lân

Tại chương trình "Kính đa chiều", nhà nghiên cứu văn hóa Huỳnh Ngọc Trảng tiết lộ hai điều cấm kỵ khi múa hẩu là không ngửa mặt hẩu lên trời và không leo trèo.

nha-nghien-cuu-huynh-ngoc-trang-cat-nghia-hinh-anh-ky-lan

kdc-tap-174-mua-lot-mua-lan-1-.png

Từng làm việc nhiều năm tại Viện nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, nhà nghiên cứu văn hóa Huỳnh Ngọc Trảng có nhiều công trình nghiên cứu về phong tục tập quán, văn hóa dân gian Nam Bộ.

Chia sẻ tại chương trình "Kính đa chiều", ông cho biết, múa hẩu là hình thức múa trong văn hóa của người Hoa Phúc Kiến ở Bình Dương, gắn liền với tín ngưỡng thờ Huyền Thiên Thượng Đế.

Hàng năm vào ngày 25.2 (Âm lịch), người dân sẽ tiến hành nghi lễ vía Đức Huyền Thiên Thượng Đế, múa hẩu sẽ được diễn ra trong những ngày lễ này.

Múa hẩu. Ảnh: Tạp chí nhiếp ảnh và Đời sống

Múa hẩu.

Hẩu là vật cưỡi của các vị Bồ Tát, có người gọi là sư tử, có người lại gọi là hẩu, nhưng phổ biến nhất là tên gọi sư tử hẩu. Theo nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Trảng, hẩu là linh vật kết hợp giữa rùa và rắn, gắn liền với thần tích Bắc Du Chơn Võ.

Ông cho biết, múa hẩu có hai điều cấm kỵ. Một là không được phép ngửa mặt hẩu lên trời vì hành động này được cho là thách thức với các vị thần thánh trên cao, vi phạm nghi lễ.

Hai là người múa hẩu không được leo trèo. Khác với hẩu, lân có thể leo trèo để lấy lộc nhưng hẩu thì tuyệt đối ở dưới đất.

Múa hẩu. Ảnh: Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống

Múa hẩu.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Huỳnh Ngọc Trảng, múa hẩu rất quy củ và có phép tắc riêng. Trong lễ cúng rước tượng thần, mỗi cộng đồng có hai linh vật hẩu dẫn đầu.

Khi cặp hẩu này muốn biểu diễn với đội khác thì ông bầu phải trao thiếp hồng cho đội kia, chỉ khi đội kia đồng ý trao lại thiếp hồng, hai bên thỏa thuận thì hai cặp hẩu mới có thể biểu diễn giao đấu.

Với những nét đặc trưng về mặt ý nghĩa, múa hẩu đã và đang giữ một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người Hoa Phúc Kiến ở Bình Dương, góp phần làm phong phú thêm bức tranh lễ hội của Nam Bộ.

Chương trình "Kính đa chiều" tập tiếp theo sẽ được phát sóng vào lúc 20h ngày 30.8 trên kênh VTV9.

 Clip nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng giải thích nguồn gốc múa lân 

Hà Phương

*Theo Ấn phẩm Lăng kính Người nổi tiếng


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng “cắt nghĩa” hình ảnh kỳ lân

 

hoa-moc-thien-2

miss-charm-2023

metro-sai-gon

dai-lam-moc

hoa-moc-thien

bia-kndn