Tấn Đạt đi thi Người Kể Chuyện Tình mùa 5 vì một lý do đặc biệt |
Mới đây, chương trình Người kể chuyện tình đã lên sóng với sự tham gia của ca sĩ Tấn Đạt trong vai trò thí sinh. Tại đây, Tấn Đạt chia sẻ về cuộc đời và sự nghiệp của mình. Tấn Đạt tốt nghiệp thủ khoa Nhạc viện TP.HCM. Hiện nam ca sĩ là giảng viên của trường Đại học Nguyễn Tất Thành và Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật TP.HCM. Ngoài ra, Tấn Đạt còn công tác tại Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch TP.HCM. Năm 2010, anh thi Tiếng hát truyền hình và đạt giải Khuyến khích. Sau đó, anh không tham gia tranh tài trong các cuộc thi vì muốn tập trung hoàn thành vào việc học ở trường. Tốt nghiệp Nhạc viện, Tấn Đạt bắt đầu đi dạy. Đến năm 2019, anh nhận thấy sự “chín mùi” trong giọng hát nên quyết tham gia một cuộc thi âm nhạc và giành quán quân. Năm 2010, tôi có đi thi Tiếng hát truyền hình nhưng chỉ đạt giải khuyến khích. Vì thế, tôi không tham gia tranh tài trong các cuộc thi nữa. Tôi muốn tập trung hoàn thành vào việc học ở trường. Tốt nghiệp Nhạc viện, tôi bắt đầu đi dạy. Đến năm 2019, tôi tự thấy mình đã chín trong giọng hát nên quyết tham gia một cuộc thi âm nhạc và giành quán quân. Xuất thân trong gia đình không có truyền thống nghệ thuật, tôi từng trải qua khoảng thời gian đầy khó khăn khi bước chân vào Sài Gòn theo con đường ca hát chuyên nghiệp, Tôi phải mất nhiều năm chật vật vì đi hát mãi không có tên tuổi. Đó là khoảng thời gian kinh khủng. Tôi liên tục bị chèn ép khi đi hát ở các quán cà phê, phòng trà. Mỗi đêm tôi hát 4 -5 bài nhưng người ta trả tôi 75 ngàn đồng, uất ức vô cùng. Số tiền ấy chỉ đủ tiền xăng cho ngày hôm đó. Tôi phải đi hát thêm ở đám cưới để có trang trải. Sau này tôi đi thi có kinh nghiệm, được giải cao thì bạn bè, anh chị đồng nghiệp mới giới thiệu show diễn. Thu nhập của tôi cũng tăng từ đó". Chia sẻ về lí do tham gia chương trình tuần này, Tấn Đạt nói: "Ban đầu, tôi khá đắn đo khi nhận lời mời nhưng sau đó, tôi quyết định bắt lấy cơ hội này. Tôi thích thử thách vì muốn khám phá bản thân có thể làm được gì ngoài việc đi hát, đi dạy. Những ca khúc trong chương trình đa phần là nhạc xưa của các nhạc sĩ nổi tiếng, trái ngược với dòng nhạc Pop Ballad tôi theo đuổi nhưng không làm khó được tôi. Tôi từng học qua dòng opera cổ điển, dòng nhạc hàn lâm này tương đối khó nghe. Khi rời trường, tôi vẫn vận dụng kinh nghiệm, chuyên môn nhưng chọn bài hát nhẹ nhàng, dễ lấy tình cảm của khán giả để trình diễn. Tôi cũng yêu thích những ca khúc nhạc xưa, tiền chiến". Nhìn lại chặng đường nghệ thuật, Tấn Đạt thú nhận: "Ai cũng nhận xét rằng tôi khá hiền, khó phù hợp khi cạnh tranh trong nghề, vì thế tôi mới đi dạy học trò. Bản tính tôi là vậy, tôi cũng không muốn thay đổi bản thân. Ngoài đi hát, tôi còn đi dạy học và rất thương học trò của mình. Ngày nào đi thi, tôi cho các em nghỉ và dạy bù vào hôm sau. Tôi dạy luyện thanh, cách hát các ca khúc. Làm nghề nào cũng cần phải có tâm, nhất là người làm thầy. Tôi thích dạy học vì cũng có nhiều bạn tiềm năng. Tôi muốn giúp các em áp dụng những thực tiễn ra làm nghề, học chuyên sâu về kỹ thuật hát và kiến thức chuyên ngành. Tôi vẫn giấu học trò, gia đình, đồng nghiệp khi tham gia chương trình này bởi muốn tập trung cho nó. Đây cũng có thể là cuộc thi cuối cùng về ca hát mà tôi tham gia. Nhìn lại những năm tháng đi hát, tôi hối tiếc vì bản thân đã không mạnh mẽ, dữ dội, lì lợm hơn để đương đầu với thử thách. Tuy nhiên, hiện tại tôi khá cầu toàn, nghĩ mọi chuyện theo hướng tích cực, thể hiện bản thân bằng âm nhạc". Tấn Đạt cũng không ngờ thầy anh là ca sĩ Quốc Đại lại ngồi ghế giám khảo chương trình. Anh nói: "Tôi vô cùng vui mừng và xúc động, không ngờ chính anh ấy lại là giám khảo khách mời của chương trình. Anh Quốc Đại luôn mong tôi trưởng thành hơn và quan tâm đến tôi". Hà Phương * Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Meida Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|