top-banner-2

Thứ ba, 16/05/2017, 10:39 GMT+7

Thực hư thông tin uống thuốc tránh thai quá lâu, mắc ung thư vú

Thuốc tránh thai chứa một số chất như estrogen và progesterone, có nguy cơ làm tăng khả năng ung thư vú, nhất là đối với những người sử dụng thuốc trên 10 năm khiến nhiều chị em đã và đang sử dụng biện pháp tránh thai bằng thuốc hoang mang.

Giật mình với thông tin về nguy cơ ung thư

Chị Hà Linh (39 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) vừa tiến hành kiểm tra ngực tại BV ĐH Y Hà Nội. Theo chị, ở lứa tuổi gần 40, chị cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn và thông tin mắc ung thư vú cao nếu sử dụng thuốc tránh thai dài ngày đã khiến chị bất an.

“Sau khi sinh 2 bé, vợ chồng tôi đã sử dụng thuốc tránh thai gần 10 năm nay. Thuốc tôi sử dụng là những loại mới, được bác sĩ chỉ định. Thời gian uống thuốc, tôi thấy mình không có biểu hiện gì lo ngại nhưng vẫn muốn kiểm tra sức khỏe để an tâm’, chị Linh nói.

Kết quả xét nghiệm cho thấy, ngực trái của chị Hà Linh có nang nước. Tuy nhiên, nang này không nguy hiểm và cũng không được coi là “nạn nhân” của việc sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên trong thời gian dài.

thuoc-tranh-thai-ung-thu-vu-nguoinoitieng

Thuốc tránh thai hàng ngày an toàn hơn thuốc tránh thai khẩn cấp. Ảnh: Telegraph.

Bác sĩ Lê Thị Kim Dung - Trưởng khoa sản, Trung tâm Y khoa Thái Hà (Hà Nội) - cho biết: Thuốc tránh thai dùng hằng ngày, hàm lượng nội tiết tố thấp hơn thuốc tránh thai khẩn cấp nên an toàn hơn, ít tác dụng phụ hơn. Để có kết luận chính xác, cần phải có cuộc kiểm tra nghiêm túc để mọi người không có cái nhìn phiến diện về thuốc tránh thai.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Lê Thị Kim Dung, nói như vậy không có nghĩa thuốc tránh thai là tốt nhất. Cũng có một số khuyến cáo nhưng không phải đáng kể. Khi sử dụng thuốc tránh thai, có người xuất hiện các tác dụng phụ nhưng hiếm gặp như rối loạn kinh nguyệt, buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, tức ngực, thay đổi tâm trạng, cục máu đông… Khi bạn gặp tác dụng phụ với một loại thuốc, bác sĩ có thể kê cho bạn một loại thuốc ngừa thai hàng ngày khác.

Thị trường thuốc tránh thai khá đa dạng nên chị em có thể thoải mái lựa chọn. Tuy nhiên, đã là thuốc thì đều có 2 mặt, bên cạnh mặt tốt cũng có những tác dụng phụ kèm theo. Vì thế, bạn chỉ nên uống khoảng 6 tháng rồi ngừng một thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi. Trong thời gian này, bạn có thể dùng các biện pháp tránh thai khác như bao cao su hoặc tính ngày rụng trứng…

Đừng coi thuốc tránh thai là "tội đồ"

Cũng theo bác sĩ Lê Thị Kim Dung, yếu tố nội tiết chỉ là một trong số rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Bởi bệnh ung thư vú liên quan tới những yếu tố nội sinh như: Phụ nữ có kinh nguyệt sớm (trước 13 tuổi) và tắt kinh muộn (sau 50 tuổi); phụ nữ có con đầu lòng sau 30 tuổi; phụ nữ không sinh con lần nào hoặc không cho con bú; trong gia đình có mẹ hoặc chị, em gái mắc ung thư vú; hoặc do đột biến gen BRCA1 và BRCA2… Ngoài ra, yếu tố môi trường, ăn uống… cũng là nguy cơ gây ung thư.

Thậm chí, trong nhiều nghiên cứu, khoa học đã cũng ghi nhận, estrogen giúp người dùng ít có nguy cơ ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung hơn phụ nữ không dùng thuốc…

Bởi thế, chị em không nên coi thuốc tránh thai là ‘tội đồ’ gây bệnh và tốt hơn, trước khi dùng thuốc, chị em nên kiểm tra sức khỏe và tham vấn, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tránh các nguy cơ bệnh tật do tác dụng phụ của thuốc.

Theo laodong.com.vn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Thực hư thông tin uống thuốc tránh thai quá lâu, mắc ung thư vú

 

bhql

kndn

hoa-moc-thien-2

dai-lam-moc

hoa-moc-thien

tieng-hat-viet-toan-cau-3