top-banner-2

Thứ bảy, 09/05/2015, 11:01 GMT+7

Trẻ nói dối là đang phát triển khỏe mạnh

Hầu hết các bậc cha mẹ đều khá ngạc nhiên khi phát hiện bị con trẻ ngây thơ lừa dối chính mình. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho thấy, nói dối ngay cả với những người thân thiết xung quanh là một phần tự nhiên trong quá trình trưởng thành.

Vì vậy, phản ứng bằng cách giận dữ và trách móc sẽ không giúp ích. Điều quan trọng là cha mẹ cần dậy chúng trung thực song cũng cần hiểu rằng nói dối hoàn toàn là bình thường ở trẻ nhỏ, một dấu hiệu của sự phát triển lành mạnh.

h2

Trong thực tế, các khoa học đã chỉ ra rằng, trẻ em đã bắt đầu lừa dối người lớn từ rất sớm, ngay từ khi sinh ra với tiếng khóc giả vờ, lớn dần, chúng biết cách che giấu những sai lầm, giả vờ bị thương.... Giai đoạn 2 - 3 tuổi trẻ con bắt đầu nói dối khi phá vỡ những quy tắc do người lớn đặt ra. Đến 5 tuổi chúng đã trở thành “vua bịp bợm” người khác một cách chuyên nghiệp. Chúng không chỉ nói dối những người trong nhà mà còn học hành vi này từ chính họ. Vì vậy, cha mẹ luôn dạy chúng phải thật thà nhưng rồi khó tránh khỏi thất vọng khi bị chính con mình lừa dối vì mục đích riêng.

“Nếu bé của bạn nói dối, điều đó là rất bình thường” Kang Lee, một nhà tâm lý học phát triển tại Đại học Toronto khẳng định. Ông đã dành 20 năm để nghiên cứu trẻ em. Chúng sẽ bắt đầu nói khi được 2½ - 3 tuổi. Trong một nghiên cứu kinh điển năm 1989, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Y và Nha khoa New Jersey từng đưa những đứa trẻ 3 tuổi vào một căn phòng ẩn camera, trang bị một tấm gương 1 chiều và đặt chúng ngồi ở vị trí không đối diện với 1 cái bàn. Các nhà nghiên cứu đã yêu cầu bọn trẻ đặt những trò chơi trên bàn và không được nhìn vào chúng. Sau đó các nhà khoa học rời khỏi phòng. Bọn trẻ đã lén nhìn những đồ chơi. 5 phút trôi qua và các nhà nghiên cứu đã hỏi xem bọn trẻ có làm đúng theo yêu cầu hay không. 38% đã nói dối rằng không nhìn.

Những đứa trẻ tiếp thu các chiêu bài nói dối khá nhanh chóng để có thể lấp liếm lỗi lầm, cố gắng không bị phạt, tạo ra một hình ảnh đẹp trong suy nghĩ của người khác, một phong cách riêng ấn tượng ảnh hưởng tới hành vi của người khác. Thậm chí, tờ Truth About Deception cho rằng, những đứa trẻ có chỉ số IQ cao thường “va chạm” xã hội nhiều hoặc sống trong một gia đình kiểm soát cao để có thể “vận dụng” khả năng nói dối một cách tối đa. Khi trẻ nói dối, đó không phải là dấu hiệu cho thấy đang trên con đường tội lỗi. Đó là một dấu hiệu quan trọng trong tiến trình phát triển kỹ năng tâm lý.

Những hành vi lừa dối có xu hướng tăng theo thời gian, đặc biệt là trong những năm niên thiếu, thời điểm trẻ em thường cố gắng khẳng định sự độc lập. Thanh thiếu niên luôn làm cho vấn đề phức tạp hơn, thích đối mặt với những rủi ro nhưng luôn hành động bất cẩn khiến chúng luôn phải giả vờ cha mẹ. Vì vậy, khi cha mẹ phát hiện ra những hành vi lừa dối và phản ứng thái quá với các biện pháp trừng phạt nặng sẽ chỉ tạo ra sự thù địch, phản tác dụng – hình thành môi trường lừa dối cho trẻ. Chúng sẽ nói dối để tránh bị phạt.

Vì vậy, khi phát hiện bọn trẻ đã nói dối cha mẹ cần phải nhắc nhở và thiết lập các quy tắc, giới hạn về những gì có thể chấp nhận được, tìm ra nguyên do vì sao chúng phải nói dối. Điều này sẽ giúp cho bọn trẻ coi trọng sự trung thực trong các mối quan hệ dù rằng không phải lời nói dối nào cũng gây hại.

Theo Truth About Deception


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Trẻ nói dối là đang phát triển khỏe mạnh

 

bhql

kndn

hoa-moc-thien-2

dai-lam-moc

hoa-moc-thien

tieng-hat-viet-toan-cau-3