Nghệ sỹ Việt 'bất đồng' vì cái 'ngông' và cái tôi của Sơn Tùng |
Tiết mục trên sóng truyền hình trong chung kết The Voice của Sơn Tùng tiếp tục làm đề tài tranh luận nảy lửa của giới nghệ sỹ. Trong khi Tùng Dương đưa ra những chỉ trích thẳng thắn và mạnh mẽ về sự 'ngông cuồng' tiêu cực của Sơn Tùng, Tuấn Hưng lại cho rằng về việc thể hiện cái tôi là cần thiết trong đêm chung kết The Voice thì các nhạc sỹ khuyên Sơn Tùng nên điều chỉnh và bớt 'trẻ con' trong sáng tạo nghệ thuật. Trong đêm chung kết Giọng hát Việt 2015 diễn ra vào tối 13/9, Sơn Tùng M-TP có phần trình diễn mở màn "Em của ngày hôm qua" gây tranh cãi về ca từ. "Lãng tử hào hoa/ It’s me, Sơn Tùng/ Cái tên được săn lùng với phong cách điên khùng/ Lấy bút làm khẩu súng/ Nét mực và nòng súng khai hỏa cất cánh dứt bỏ mọi xiềng xích không nao núng/ Xoáy vào trong tâm anh tỏa sáng như sao trời/ Ở trên đây cười nhếch mép luôn rạng ngời/ Đừng bám đuôi không thôi sẽ bị đánh tơi bời”. Tùng Dương, Tuấn Hưng tranh cãi "nảy lửa" về Sơn Tùng M-TP Tùng Dương: Ca từ của Sơn Tùng thể hiện thái độ tiêu cực Sau khi xem phần biểu diễn của Sơn Tùng M-TP, Tùng Dương đã có những chia sẻ với Zing.vn. Tùng Dương cho biết, với một ca sĩ trẻ cả về tuổi đời về tuổi nghề và trong tình huống một tiết mục trình diễn trên sóng truyền hình trực tiếp, tôi nghĩ rằng Tùng đã thể hiện một tính cách và thái độ tiêu cực. Tôi không nghĩ Sơn Tùng lại chỉ cho khán giả thấy hình ảnh mình quá nông như vậy. Một chân dung mà mọi người có thể đọc được một cách dễ đoán như thế. Việc tuyên ngôn của một cá nhân giữa đám đông là điều sẽ diễn ra hết sức bình thường nếu chúng ta biết thế hiện đúng mực cái tôi của mình. Điều đó rất quan trọng khi nó thể hiện nhân cách, phông văn hoá”. Tùng Dương Ca sĩ “Chiếc khăn piêu” lo sợ: “Tôi cho rằng cách tuyên ngôn đặt mình cao hơn người khác là sự kiêu ngạo sai lầm. Nhưng tôi sợ rằng tất cả những yếu tố đó lại là chiến lược của 1 ê-kíp để gây dư luận. Một thứ mốt cũng là một căn bệnh khó chữa của showbiz”. Anh cũng “nhắc nhở” Sơn Tùng: “Tùng phải ý thức được rằng mình mang một trọng trách rất lớn với các fan của mình. Cậu ấy phải hướng tới một hình ảnh tích cực chứ không phải tiêu cực. Khi người nghệ sĩ có sức ảnh hưởng, anh ta phải biết mình cần tạo ảnh hưởng gì vì tạo ảnh hưởng sai, anh sẽ là người có lỗi với khán giả và cộng đồng”. Tuấn Hưng: "Sơn Tùng chỉ có sức lan tỏa chứ chưa thể mang tính ảnh hưởng" Trái ngược với ý kiến của ca sĩ Tùng Dương, ca sĩ Tuấn Hưng có cái nhìn thoáng hơn về vấn đề này. Nam ca sĩ cho rằng: Sơn Tùng đang dùng cái tôi trong âm nhạc để chứng tỏ mình đặc biệt. Đây là yếu tố cần thiết của người nghệ sĩ. Còn những gì thuộc về văn hóa trình diễn hay lời lẽ của ca khúc có lẽ sẽ cần thêm thời gian và kinh nghiệm sống để biết được rằng điều đó ảnh hưởng thế nào tới thế hệ trẻ. Về phần lời, ca sĩ “Nắm lấy tay anh” cũng có ý kiến ngược lại: “Nếu ca từ trong bài hát không mang tính tuyên truyền hay phản động, thì chúng ta cũng không nên quá khắt khe mà cần có sự tôn trọng nhất định với lớp nghệ sĩ trẻ”. Nói về việc Sơn Tùng M-TP có ảnh hưởng đến giới trẻ, ca sĩ Tuấn Hưng khẳng định: “Chúng ta nên nhìn nhận rằng những nghệ sĩ trẻ như Sơn Tùng mới chỉ có sức lan tỏa lớn chứ chưa thể mang tính ảnh hưởng được. Sự ảnh hưởng của một nghệ sĩ phải được xây dựng trong một quãng thời gian dài, để trau dồi và trưởng thành hơn. Có lẽ, Sơn Tùng cần thêm thời gian để làm điều này”. “Ở dòng nhạc giải trí dành cho các bạn trẻ hiện nay, những ca khúc gây sốt đôi khi chỉ là nhất thời, có sức nóng chỉ khoảng 6 tháng đến một năm là hết. Những câu điệp khúc dễ thuộc, dễ nghe cũng chỉ mang tính chất vui vui, khó có thể nói là sâu sắc”, Tuấn Hưng nói thêm. Anh Quân, Phạm Toàn Thắng: “Tiết mục rất trẻ con, không có gì đặc biệt" Bên cạnh ý kiến của lớp ca sĩ đàn anh như Tùng Dương hay Tuấn Hưng, nhạc sĩ Anh Quân cũng bày tỏ quan điểm: “Tôi nghĩ mỗi quốc gia đều có nền văn hóa riêng. Cái hay của văn hóa Việt đó là sự khiêm nhường. Vì vậy, với trường hợp của Sơn Tùng M-TP, tôi nghĩ nó chưa thực sự phù hợp với phông văn hóa nước nhà. Tôi đánh giá, đây là một tiết mục rất trẻ con”. Nhạc sỹ Anh Quân Các nhạc sĩ trẻ cũng có cái nhìn của riêng mình. Chia sẻ với chúng tôi, nhạc sĩ Phạm Toàn Thắng - tác giả ca khúc "Bốn chữ lắm" nhận xét: “Thế giới Underground bắt nguồn từ nghệ thuật đường phố, và bản chất của nó là sự đa dạng. Nói đến rap, cũng có những ca khúc rap rất “sạch” nói về tình yêu, cuộc sống, nhưng cũng có những lúc nó dùng để thể hiện cái tôi, bản ngã của người nghệ sĩ đầy mạnh mẽ. Tuy nhiên, rap không phải là thứ để tung hê về bản thân quá đà”. Màn trình diễn của Sơn Tùng M-PT trong The Voice bị đánh giá là "quá trẻ con" Xét về tiết mục “Em của ngày hôm qua” do Sơn Tùng thể hiện trong đêm chung kết Giọng hát Việt 2015, Phạm Toàn Thắng cho rằng những ca từ của đoạn rap không đáng bị chê trách, lên án hay gây ảnh hưởng xấu tới giới trẻ. Nhưng tác giả Bốn chữ lắm cũng thừa nhận: “Tiết mục không có gì đặc biệt”. Liên quan tới “sự ngông” trên sân khấu, Phạm Toàn Thắng cho rằng nó phải được kết tinh từ sáng tạo và cá tính của người nghệ sĩ, cũng như thể hiện được cái chân thật và bản ngã nghệ thuật. “Nhưng nếu đó không phải là chất riêng thì nó sẽ biến thành sự giả tạo” – nhạc sĩ trẻ phát biểu. “Trước đây, các ca sĩ được coi là divo, diva của Việt Nam như Tùng Dương hay Thanh Lam cũng từng vấp phải những ý kiến trái chiều của dư luận khi thể hiện cái tôi khác biệt trên sân khấu. Nhưng đó là cái “ngông” trong sáng tạo nghệ thuật chứ không phải tự đề cao cái tôi bản thân nên dần dần cũng được khán giả chấp nhận”. Phạm Toàn Thắng Với nhạc sĩ trẻ khác như Mew Amazing - tác giả ca khúc “Ừ thì” cho hay: “Cá nhân tôi thấy phần biểu diễn của Sơn Tùng là có thể chấp nhận được trên một sân khấu giải trí. Ở đó, anh có quyền làm mọi thứ mình thích miễn là làm cho khán giả phấn khích. Rõ ràng, âm nhạc của Sơn Tùng mang sức hút và cậu ấy có thể tự tin với điều đó. Nhưng với nền văn hóa Việt Nam, có lẽ Sơn Tùng cũng cần khéo léo hơn”. Ca sĩ trẻ Nguyễn Trần Trung Quân - một người bạn của Sơn Tùng M-TP chia sẻ quan điểm về những ồn ào do khán giả tạo nên: “Tôi đang tự hỏi là một bộ phận khán giả có cần thiết phải bức xúc trước những góp ý của ca sĩ Tùng Dương với Sơn Tùng M-TP đến thế không? Với cá nhân tôi thì những nhận xét xác đáng, chân thành, muốn Sơn Tùng nhìn lại sự việc một cách thấu đáo để hướng đến những hành động và cảm quan tốt hơn. Trung Quân - một người bạn của Sơn Tùng trong nghề - cho rằng các fan đang thể hiện sự quá khích Sơn Tùng M-TP chưa đến đích để có thể ngồi yên, một hành trình sẽ có nhiều tốt xấu nếu người ta chỉ nhìn vào thời điểm và diễn cảnh "thầy bói xem voi", tất sẽ thấy không ưng ý với ai đó. Tôi nghĩ rằng, có cái nhìn lạc quan, kiên định và góp ý với tinh thần trong sáng, sẽ giúp chúng ta sống tốt hơn và đẹp hơn trong mắt mọi người”. Khán giả: Người đồng tình, kẻ đả kích Sơn Tùng M-TP Sự việc của Sơn Tùng M-TP trên sân khấu đã thu hút nhiều ý kiến trái chiều của khán giả. Trong đó, độc giả L.C chia sẻ góc nhìn thông qua trang cá nhân: “Tùng Dương đi về nhận định như đây là một loại chiêu trò để gây sự chú ý nhiều hơn là nhìn nhận đó thiên về tính chất dòng nhạc và cái tôi cá nhân. Vậy giới hạn đạo đức khi sáng tạo nghệ thuật liệu có hẹp tới mức sự ngông cuồng cũng là thứ cấm kị? Mình thì cho là giới hạn đạo đức trong sáng tạo của nghệ thuật nằm ở chỗ không tổn hại đến bất kì ai. Thêm quy chuẩn cá nhân của mình thì không nên tổn hại chính bản thân mình và không được bẩn thỉu”. Khán giả khác cũng chung quan điểm: “Tùng Dương có thấy cả anh và Sơn Tùng đều đi trên một con đường như nhau, đó là sự quái – lạ - phá cách trong âm nhạc nhằm thể hiện cái tôi của chính mình? Có thể theo anh những ca từ này là trịch thượng, nhưng nó đang là xu hướng, cái Sơn Tùng thể hiện chỉ là một lối sống tự do, phóng khoáng, coi trọng cái tôi của mình chứ nói tiêu cực thì hiểu xa quá”. Khán giả bày tỏ ý kiến trái chiều trước sự việc Sơn Tùng ngông trên sóng truyền hình quốc gia Tuy nhiên, không ít độc giả khác lại cho rằng: “Không xét tới sự ngông cuồng, nhưng những ca từ như thế không xứng xuất hiện trên sóng truyền hình quốc gia. Đã vậy Sơn Tùng còn là khách mời mở màn trong đêm chung kết”. “Ủng hộ Tùng Dương, fan của Sơn Tùng toàn là đối tượng học sinh và thanh niên trẻ tuổi. Thử hỏi chúng nghe xong những ca từ đó và bắt chước theo thần tượng thì còn gì là tiếng Việt nữa” – nickname Minh Ngọc Bee bình luận. Tổng hợp Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|