Ngọc Anh Nguyễn - người vẽ chân dung Bác Hồ & Tướng Giáp sinh động như thật |
Sinh năm 1985, Nhà thiết kế Nguyễn Ngọc Anh hay còn gọi là Ngọc Anh Nguyễn được nhiều người biết đến trong giới thiết kế đồ họa và hội họa bởi những sản phẩm bắt mắt và độc đáo. Nhưng ấn tượng hơn là ngoài thiết kế ra anh còn là người có biệt tài vẽ ảnh chân dung về Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp cực kỳ giống và có hồn được công chúng và cộng đồng mạng đánh giá rất cao. Vì vậy, anh được mọi người yêu mến và phong tặng thêm chức danh 'Họa sĩ Bác Hồ'.
Thuở bé, Anh Ngọc Anh đã rất thích vẽ, năng khiếu vẽ của anh được bộc lộ lúc còn là học sinh tiểu học vì lúc đó anh gặp đâu là vẽ đó: vẽ trên giấy, trên tường, dưới đất… khiến nhiều hàng xóm, thầy cô và bạn bè nhìn vào đều thích thú và đánh giá cao những tác phẩm của anh. Anh còn nhớ như in lúc mình học lớp 4 vì mê vẽ cộng thêm tính nghịch ngợm nên khi đi học sớm anh nhảy lên bên bàn làm việc của thầy lấy viên gạch vẽ Đường Tam Tạng phía sau lưng thầy ngồi. Nhiều bạn nhìn lên thấy giống nên rất thích thú vỗ tay reo hò. Thầy vào lớp và phát hiện ra, nhìn lúc lâu rồi quay xuống hỏi ai vẽ, lúc đó có bạn đứng lên nói tên 'Ngọc Anh'. Thầy nhìn xuống anh và cười với gương mặt rất tươi và nói: "Em vẽ rất đẹp nhưng lần sau đừng vẽ lên tường nhớ chưa"!. Anh xúc động chia sẻ: "Cảm giác lúc đó nhẹ cả người và vui không tả nổi. Những lần sau khi có tiết mỹ thuật là thầy nhìn bức vẽ của tôi rất kỹ và chấm điểm lúc nào cũng cao. Khi lên cấp 2 xa thầy mấy năm, năm đó thầy chụp hình tết, tình cờ gặp lại, thầy hỏi rất nhiều về việc học và đặt biệt nói 1 câu 'Thầy thấy em có khiếu rất nhiều, em đi học vẽ để sau này thành họa sĩ đi!'. Câu nói của Thầy luôn hiện hữu trong đầu và đến năm cấp 3 khi tôi bước vào lớp 10 là xin ba cho đi học vẽ và Ba đồng ý". Anh chia sẻ: Vì ở trên vùng cao nên muốn học vẽ phải xuống tận dưới Tam Kỳ học mới tìm ra người dạy. Thế nên, Ba phải chở anh với chiếc xe đạp cà tàng gần cả tiếng đồng hồ xuống tìm thầy để dạy học. Ba chạy đi hỏi thăm người ta ở dưới Tam Kỳ thầy nào vẽ giỏi nhất, nhiều người nói có Thầy Lê Đình Sung vẽ rất giỏi. Không ngại vất vả, Ba lại tiếp tục chở anh đi lòng vòng tìm hoài mới tìm ra được nơi ở của Thầy. Khi đó, Ba vào gặp thầy xin cho anh học vẽ và thầy đồng ý nhận. Thầy ghi những dụng cụ, bút màu cần thiết để ba ra mua rồi ngày mai bắt đầu vào học. Từ nhà đi xe đạp đến chỗ học thường là buổi trưa lúc 13h00 nên 11h30 là anh bắt đầu đi rồi. Có khi đi 45phút, có khi đi cả tiếng giữa trời nắng buổi trưa của miền trung khắc nghiệt. Anh nhớ có những lúc thầy nghỉ trưa chưa mở cửa nên ngồi chờ và ngủ gục luôn trước cửa. Hồi đó đi xe đạp chứ làm gì có xe máy như bây giờ. Bao nhiêu vất vả là vậy nhưng anh vẫn không ngại khó, ngại khổ theo đuổi đam nên đến cùng quyết tâm không bỏ cuộc. Bức chân dung anh vẽ Bác Hồ bằng khói đèn đầu tiên từ năm lớp 10 vẫn còn lưu giữ đến giờ Khi học xong, anh thi vào trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đồng Nai và trường Đại học Mỹ thuật Tp. HCM nhưng chỉ đậu được trường Cao đẳng Mỹ thuật Đồng Nai. Học bên khoa Truyền Thông Đa Phương Tiện được 1 năm nhưng toàn trên máy, học phần mềm thì nhiều mà máy tính thì không có tiền mua nổi, mặt khác anh lại thích vẽ tay nên cảm thấy không thoải mái. Không nản chí, anh quyết định ôn và thi lại và đã đậu bên Khoa Đồ họa. Anh tâm sự: "Ngày đó đúng là thi vào trường Mỹ Thuật khó lắm chứ không như bây giờ khi thực tế chỉ có 2 đến 3 trường mỹ thuật. Cho nên khi nhận được tin vui, anh mừng lắm, dành thời gian cho đam mê nghệ thuật của mình". Anh được Thầy cô và bạn bè yêu mến, những bức vẽ của Anh luôn được đánh giá nhất nhì lớp nên anh được đề cử lên làm lớp trưởng. Suốt 3 năm anh luôn được học bổng. Khi ra trường làm việc, Anh vẫn làm bên thiết kế đồ họa chủ yếu trên máy nhưng vì sở thích là vẽ tay nên có thời gian rảnh là anh đem tranh ra vẽ. Anh vẽ rất nhiều thể loại, phong cảnh, hoa, động vật, thư pháp…nhưng đề tài anh thích nhất là vẽ chân dung đặc biệt là chân dung về Bác Hồ và Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Từ lúc đi học anh đã được thầy chỉ vẽ chân dung bằng khói đèn nhưng anh chỉ học vẽ được 2 bức về Bác Hồ là chuyển qua vẽ màu chứ không đi sâu.
Tác phẩm chân dung Bác Hồ bằng bút sắc vẽ năm 2 khi anh vào trường Mỹ Thuật Hỏi tại sao anh là thế hệ 8X còn trẻ mà lại có đam mê vẽ Bác Hồ và Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, một đề tài rất khó, ít ai theo đuổi, anh cười và nói: "Gia đình tôi có truyền thống cách mạng. Lúc nhỏ ba tôi hay kể chuyện về chiến tranh cho tôi nghe, về những người anh hùng, những người có công với đất nước. Ba tôi là cũng nằm trong những người Anh hùng đó khi hiện giờ ba đã có 40 năm tuổi Đảng và là thương binh ¾. Bà Ngoại tôi là Mẹ Việt Nam Anh Hùng. Những hình ảnh đó đã bồi đắp cho tôi tình yêu và đam mê thể hiện câu chuyện lịch sử, con người qua những nét vẽ nghệ thuật" Anh nói trước kia anh vẽ bằng màu, bằng tranh sơn dầu nhưng để vẽ 1 bức chân dung Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là không phải dễ. Bác Hồ và Đại tướng quá quen thuộc, hình ảnh Bác trắng đen, chất lượng rất kém nhìn không thấy rõ nhưng chỉ cần vẽ sai 1 chi tiết là không thể nhìn vào giống được nên cái khó là phải vẽ làm sao phải giống, phải thể hiện được thần thái, uy nghi, cái hồn, cái phúc hậu của Bác và Đại Tướng. Thời gian vẽ rất lâu mà vẽ xong rồi chỉ dùng được có 1 lần nếu tặng cho ai. Có những lúc khách hàng đặt hàng với số lượng nhiều thì anh không có thời gian để vẽ, 1 tác phẩm mà vẽ đi vẽ lại thì rất ngán, trong khi anh là nhà thiết kế luôn ngồi trên máy tính nên không có thời gian nhiều. Chân dung Bác Thế là nhiều đêm anh trăn trở và suy nghĩ để tìm ra hướng đi mới là tại sao mình không vẽ trực tiếp trên máy, vẽ trên máy thì độ chính xác sẽ rất cao, phóng to thu nhỏ kích thước nào cũng được, vẽ 1 lần nhưng có thể sử dụng được nhiều lần. Thời buổi công nghệ nên máy móc rất hiện đại nên có thể dùng in ra những poster, pano lớn, in sách, lịch…và đặc biệt bây giờ với công nghệ và trang thiết bị hiện đại nếu ai muốn tác phẩm nhìn như tranh vẽ sơn dầu thì mình in bằng vải canvac chất liệu sơn dầu, in xong còn đẹp hơn là vẽ ngoài nữa. Nếu người chuyên nghiệp nhìn vào mới biết là in còn bình thường nhìn vào khó phát hiện vì khi mình vẽ trên máy những nét vẽ của mình với ở ngoài như thế nào thì in ra y như thế đó. Bác làm việc trong Phủ Chủ Tịch Bác làm việc trong hang đá ở Việt Bắc năm 1951
Tác phẩm “Bạn Đường”
Bác Tươi cười cùng Anh em chiến Sĩ
Bác Quàng khăn đỏ Chân dung Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp cùng Anh em tăng thiết giáp Anh luôn tham gia và trao dồi kiến thức của mình không những ngoài đời sống với các họa sĩ nổi tiếng mà trao dồi thêm trên các trang diễn đàn thiết kế như Vietdesiner.net, diễn đàn hội họa, Facebook...Những tác phẩm của anh ở ngoài đời thực hoặc đăng lên được nhiều người ủng hộ, đánh giá rất cao và chia sẻ rất nhiều. Nhiều khách hàng không những đặt anh vẽ tranh về Bác và Đại Tướng mà còn đặt anh vẽ Chân dung về gia đình và người thân của họ, những hình ảnh trắng đen bị lu mờ hay biến dạng đều đặt anh vẽ lại. Bác đang ngồi trên ghế trong chuyến sang thăm và làm việc tại Liên Xô cũ. Tranh về Bác Hồ được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là các văn phòng, công sở thường mua về trưng bày lấy Bác làm tấm gương học tập, mua làm kỷ niệm hoặc làm quà biếu người thân. Treo tranh Bác và Đại tướng trong nhà không những thể hiện tình yêu nước mà còn làm cho căn nhà trở nên rất sang trọng. Bác đọc sách Ngoài những tác phẩm khách hàng đặt vẽ ra thì anh luôn sáng tác ra những tác phẩm mới. Ước mơ của anh là sẽ vẽ thật nhiều tranh rồi sau này có cơ hội mở cuộc triển lãm về Bác Hồ và Đại Tướng Võ Nguyên Giáp để cho các thế hệ trong nước cũng như Quốc tế biết đến lịch sử hào hùng của dân tộc biết đến những người đã có công với đất nước, đồng thời có được khoản tiền để ủng hộ việc xây dựng biển đảo quê hương. Các bạn có thể vào Website hay Facebook để thường xuyên theo dõi những tác phẩm mới và tranh của anh nhiều hơn. Website: www.thietkegiare.hotcongnghe.com Fb: https://www.facebook.com/thietkedoahoangocanh PV - Nguồn: Trường Sơn media Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|