top-banner-2

Thứ hai, 15/07/2013, 10:38 GMT+7

CEO Trung Nguyên - Người đi tìm đường thương hiệu

Vươn lên từ rất nhiều khó khăn và thách thức, Trung Nguyên đã và đang khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế, không chỉ cho thấy việc chú trọng vào kinh doanh hiệu quả mà còn xác định vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng và xã hội.

altChương trình “Nhà sáng chế” là một cuộc thi phát hiện, tôn vinh sự sáng tạo thông qua những nhà sáng chế và sản phẩm độc đáo, do VTV, ĐH FPT, TinCom Media và nhà tài trợ Trung nguyên thực hiện, Nhà sáng chế đã tiến đến đích cuối cùng trong hành trình tìm kiếm và tôn vinh những người tài năng xứng đáng của Việt Nam.

“Hướng tới tinh thần doanh nhân, chiến binh và sáng tạo đồng thời tìm kiếm sự ủng hộ toàn diện từ thiết chế và cộng đồng”, đó là nguyên tắc mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ - CEO Tập đoàn Trung Nguyên chia sẻ con đường tìm kiếm và xây dựng thương hiệu café hàng đầu này.

- Động lực nào đã thôi thúc ông tìm đến cà phê và hình thành nên thương hiệu cà phê Trung Nguyên nổi tiếng như hiện nay?

Khi hầu hết mọi người nghĩ đến cà phê, họ không thường nghĩ đến Việt Nam. Không nhiều người biết rằng năm 2012, quốc gia Đông Nam Á này đã vượt qua Brazil, trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, hầu hết là Robusta nhân chất lượng thấp với hàm lượng caffeine cao, được sử dụng chủ yếu để làm cho cà phê hòa tan. Vì vậy, tôi muốn thay đổi hình ảnh của đất nước, một nguồn cung cà phê giá rẻ và cung ứng một thương hiệu sang trọng, hấp dẫn đối với cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Khi tìm hiểu lãnh vực cà phê, tôi nhận ra rằng Việt Nam có tiềm năng đạt được tăng trưởng kinh tế cao và trở thành một nền kinh tế mạnh mẽ nếu ngành cà phê được cải thiện và nâng cấp. Cũng giống như hầu hết các quốc gia trồng cà phê khác, các nước nhiệt đới nghèo nàn thường chỉ nhận được khoảng 5% số tiền thu được của ngành cà phê thế giới, trong khi lợi nhuận khổng lồ lại chảy vào túi của Nestle và Starbucks. Như vậy, môi trường kinh doanh không công bằng và tôi muốn thay đổi điều đó.

alt

-Vậy ông xây dựng thương hiệu cà phê Trung Nguyên theo nguyên tắc nào: kinh tế thuần túy, văn hóa hay một yếu tố nào khác?

Việt Nam không thiếu bất kỳ một điều kiện nào để trở thành cường quốc, nhưng cái chúng ta thiếu chính là sức mạnh tinh thần, nhất là tinh thần quật cường và đoàn kết trong thời bình, đặc biệt là lớp thanh niên hiện nay. Vậy nên, tinh thần doanh nhân - chiến binh - sáng tạo cần được nhanh chóng khởi phát mạnh mẽ ngay chính trong cộng đồng Việt bằng nhiều phương tiện liên hoàn để chúng ta có nền tảng mềm, nhưng vô cùng quan trọng trong tiến trình phục hưng kinh tế, đưa đất nước vào vị thế quốc gia thịnh vượng bền vững, xây dựng một thế hệ doanh nhân mới với hoài bão (chinh phục và ảnh hưởng) và 3 tinh thần (chiến binh, doanh nhân và sáng tạo). Tất cả cần được hậu thuẫn mạnh mẽ từ văn hóa, giáo dục, truyền thông của cả đất nước sẽ làm thay đổi tâm thức của thế hệ trẻ hôm nay trên con đường kiến quốc dựng nghiệp. Theo tôi, Chúng ta cần thay đổi sâu sắc và toàn diện dựa trên ba yếu tố: Tinh thần; tư duy và hành động tái khởi nghiệp kiến quốc của doanh nghiệp Việt.

- Trong quá trình phát triển và xây dựng thương hiệu, ông đã gặp những khó khăn gì?

Với tâm lý sính ngoại và văn hóa âm tính của thị trường tiêu dùng nội địa. Doanh nghiệp và thương hiệu Việt không thể thành công và thành công bền vững ngay tại thị trường nội địa nếu thiếu đi sự ủng hộ có ý thức cao của cộng đồng, thiếu đi nhận thức rằng chính các doanh nghiệp và thương hiệu nội địa tốt sẽ tạo nên tự chủ và sức mạnh cho quốc gia. Cần phải có các giải pháp tổng thể của Nhà nước và xã hội về giáo dục, đào tạo, truyền thông, giải trí, tuyên truyền để tạo nên một văn hóa tiêu dùng thông minh, lành mạnh và có chiến lược của cộng đồng. 

Hiện Việt Nam chưa mạnh về nguồn nhân lực, vốn, công nghệ,… nhưng cùng lúc, thế giới phẳng hóa cho phép chúng ta tiếp cận được những nguồn lực hàng đầu thế giới. Thị trường Việt Nam đã đang ngày càng trở thành một thị trường có tính chất toàn cầu, với sự tham gia các tập đoàn lớn mạnh trên thế giới. Họ không những hơn hẳn về kinh nghiệm quản trị, cung vận, vận hành,…và tiềm lực tài chính,… để áp đảo doanh nghiệp trong nước, thậm chí các chiêu thức và thủ thuật cũng hết sức tinh vi.

Bên cạnh đó, ngay chính các doanh nghiệp trong nước cũng không có sự đoàn kết và lợi ích chung của cộng đồng doanh nghiệp Việt, đã áp dụng các chiêu thức và thủ thuật cạnh tranh không lành mạnh với chính các doanh nghiệp đồng bào của mình. Chính vì vậy, Doanh nghiệp Việt phải hết sức cảnh giác với cái bẫy phát triển, chiêu thức của sát thủ kinh tế, chống lôi kéo nhân sự chủ chốt, giữ tự chủ chống bị thâu tóm và sáp nhập... Mặt khác, Vì thương trường là chiến trường, nên giải pháp là vừa phải nhanh chóng học hỏi cốt lõi và bản chất của nghệ thuật quản lý kinh doanh đương đại, kết hợp với nghệ thuật chiến thắng ưu việt nhất của văn hóa và lịch sử Việt Nam - nghệ thuật chiến tranh nhân dân - phải được áp dụng và biến thành một nghệ thuật kinh doanh mang đặc trưng và tạo ra sức mạnh cho doanh nghiệp, thương hiệu Việt.

- Xin cảm ơn ông!

Được mua bản quyền từ The new inventors của kênh ABC (Úc), Nhà sáng chế là chương trình truyền hình được thực hiện bởi VTV, phối hợp ĐH FPT, hỗ trợ truyền thông từ công ty Tincom Media và sự tài trợ của cà phê Trung Nguyên. Mặc dù lên sóng mùa đầu tiên nhưng Nhà sáng chế năm 2013 đã trở thành một sân chơi lý thú của những người đam mê công nghệ, nhanh chóng trở thành một chương trình được khán giả yêu thích. Đây là cuộc thi phát hiện, tôn vinh những nhà sáng chế và sản phẩm độc đáo, góp phần hiện thực hóa và kết nối các phát minh trong cuộc sống.

Với 400 sáng chế gửi về đăng ký, 78 sản phẩm tham gia, 26 sáng chế nhất tuần, và cuối cùng Top 5 sáng chế xuất sắc nhất lọt vào Gala chung kết chương trình. 5 sáng chế ở 5 lĩnh vực khác nhau đều được đánh giá là những giải pháp hiệu quả có thể mang lại thay đổi lớn cho cuộc sống.

 Vượt qua các sáng chế của anh Trần Quang Thiều (Hà Nội) với “bẫy diệt chuột không cần mồi”; Ông Đặng Ô Rê và ông Lê Văn Quân (Cà Mau) với “ Cầu kéo ghe, xuồng qua đập”; Anh Thân Thế Hào “hố ga nhựa có cửa xả” và Phan Trọng Hoàn (TPHCM) với công trình “nhà nổi chống lũ bằng nhựa trấu”; Anh Nguyễn Long Uy Bảo (Tp.HCM) với sáng chế tiện lợi “chiếc giường đặc biệt cho bệnh nhân bất động” đã xuất sắc nhận giải thưởng “Nhà sáng chế của năm” trị giá 400 triệu đồng. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 3 giải phụ, bao gồm: giải Triển vọng ( một suất học bổng của Đại học FPT trị giá 350 triệu đồng) được trao cho em Đặng Thị Ngọc Ánh, 18 tuổi, (Thừa Thiên Huế) với sản phẩm giấy làm từ lá cây; Giải "Nhân văn" đã thuộc về sản phẩm xe ba bánh dành cho người khuyết tật cả hai chân của tác giả Lê Xuân Sinh (Thanh Hoá); giải "Nhà sáng chế do khán giả bình chọn nhiều nhất trong năm" đã được trao cho anh Nguyễn Quang Huy (Hà Nội) với sáng chế thiết bị quay xe trong ngõ hẻm.

Theo dddn


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

CEO Trung Nguyên - Người đi tìm đường thương hiệu

 

bhql

kndn

hoa-moc-thien-2

dai-lam-moc

hoa-moc-thien

tieng-hat-viet-toan-cau-3