top-banner-2

Thứ hai, 21/10/2013, 08:45 GMT+7

Doanh nhân Việt khi 25 tuổi

Ở độ tuổi 25, hầu hết doanh nhân Việt mới chập chững khởi nghiệp, nhưng cũng có người đã thành công, nắm giữ các vị trí quan trọng.

Ở Việt Nam, thế hệ doanh nhân thành công nhất chủ yếu sinh trong thập kỉ 50,60. Khi họ ở độ tuổi 25, đất nước chưa mở cửa vì vậy họ chưa có nhiều cơ hội trên thương trường. Những người ở thế hệ đi sau có nhiều cơ hội để kinh doanh ngay từ thời trai trẻ. Có những người tự lực đi lên, có những người được hưởng những lợi thế từ gia đình. Cùng quay trở lại tuổi 25 của một số doanh nhân nổi tiếng, đại diện cho cả 4 thế hệ 5X-6X-7X-8X.

Bà Mai Kiều Liên - Tổng giám đốc Vinamilk

alt

Năm 1976, khi 23 tuổi, bà Mai Kiều Liên tốt nghiệp đại học. Sau đó bà là kỹ sư phụ trách khối sản xuất sữa đặc và sữa chua của nhà máy sữa Trường Thọ cho đến năm 1980. Đến sau 30 tuổi, bà Liên mới được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc Vinamilk và sau đó là Tổng giám đốc từ tháng 12/1992 cho đến ngày nay. Bà Liên là người có công lớn trong sự tăng trưởng mạnh mẽ của Vinamilk và được Forbes bình chọn là một trong những nữ doanh nhân xuất sắc nhất châu Á. Hiện tại, bà sở hữu lượng cổ phiếu Vinamilk trị giá gần 280 tỷ đồng.

Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai

alt

Trong top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán, bầu Đức là một trong số ít những người không học đại học. Khi còn trẻ bầu Đức dường như không được ai biết đến. Năm 27 tuổi, bầu Đức khởi nghiệp với một xưởng nhỏ đóng bàn ghế cho học sinh. Năm 1993, tiền thân của Hoàng Anh Gia Lai ngày nay là xí nghiệp tư doanh Hoàng Anh được thành lập và khánh thành nhà máy chế biến gỗ nội thất và ngoài trời tại Gia Lai. Chỉ đến khi đầu tư vào bóng đá, mọi người mới biết đến vị doanh nhân này và cơ ngơi ông đã tạo dựng được.

Ông Trần Lệ Nguyên - Tổng giám đốc Kinh Đô

alt

Năm 17 tuổi, ông Nguyên đã bắt đầu làm quen với lĩnh vực bánh kẹo khi làm tại cơ sở bánh ngọt Đô Thành. Năm 1993, khi 25 tuổi, ông Nguyên cùng với anh trai mình là Trần Kim Thành sáng lập Kinh Đô và giữ chức vụ Tổng giám đốc từ đó đến nay. Ông Nguyên là một trong số ít những doanh nhân thế hệ 6X thành công sớm. Hiện Kinh Đô là doanh nghiệp lớn nhất ngành bánh kẹo và 2 ông chủ của Kinh Đô đều đứng trong top những người giàu nhất sàn chứng khoán. 

Ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch T&T Group và ngân hàng SHB

alt

Năm 25 tuổi, bầu Hiển là kỹ sư công tác tại công ty điện tử Hà Nội (Hanel), đúng chuyên ngành được đào tạo. Sau nhiều năm làm công tác nghiên cứu, đến năm 1993, khi 31 tuổi, bầu Hiển bắt đầu gây dựng sự nghiệp với việc thành lập công ty T&T. Giống như bầu Đức, ông xuát hiện trước công chúng chủ yếu dưới hình ảnh một ông bầu bóng đá.

Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch công ty ôtô Trường Hải

alt

Tốt nghiệp đại học Bách khoa TP.HCM, ông chủ của Trường Hải ngày nay làm công nhân sửa chữa ô tô từ năm 23-27 tuổi. Sau đó là 10 năm làm quản đốc phân xưởng cũng trong lĩnh vực ô tô trước khi tự lập công ty riêng vào năm 1997 khi 37 tuổi. Hiện tại, Trường Hải là doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước lớn nhất. Hà Văn Thắm - Ông chủ tập đoàn Đại Dương.

Ông Hà Văn Thắm - Chủ tịch tập đoàn Đại Dương

alt

Năm nay mới 41 tuổi, ông Hà Văn Thắm là chủ doanh nghiệp trẻ nhất trong top 10 người giàu nhất thị trường Việt Nam. Từ năm 1993, khi mới 21 tuổi, ông Thắm đã tự lập công ty riêng với tên doanh nghiệp tư nhân Bình Minh. Năm 1997, ông là Tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn VNT. Sau đó, ông đã gây dựng thành lập tập đoàn Đại Dương thành một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực tài chính và bất động sản. Hồ Hùng Anh - Chủ tịch Techcombank.

Hồ Hùng Anh - Chủ tịch ngân hàng Techcombank

alt

Đương kim chủ tịch Techcombank là nhân vật số 2 tại Masan Group, cổ đông chính của ngân hàng này. Ông Hùng Anh là một trong những người giàu nhất thuộc thế hệ doanh nhân 7X. Hiện ông là người giàu thứ 7 trên sàn chứng khoán Việt.

Năm 1995, khi 25 tuổi, ông Hùng Anh đã là một cổ đông của Techcombank, đến năm 2003 tham gia vào Hội đồng Quản trị và từ 2008 giữ chức Chủ tịch ngân hàng này. Trong quãng thời trai trẻ, ông Hùng Anh đã có nhiều năm kinh doanh tại Liên bang Nga.

Trần Hùng Huy - Chủ tịch ngân hàng ACB

alt

Năm 2004, khi 26 tuổi, ông Trần Hùng Huy là Giám đốc Marketing của ACB. Hai năm sau đó, ông Huy là thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Phó tổng giám đốc của ngân hàng này. Đến cuối năm 2012, ông trở thành Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Gia đình ông Huy là nhóm cổ đông lớn nhất của ACB.

Đặng Hồng Anh - Chủ tịch Sacomreal

alt

Sinh ra trong một gia đình kinh doanh quá nổi tiếng, sự nghiệp của ông Đặng Hồng Anh cũng như em gái Đặng Huỳnh Ức My có phần "dễ dàng" hơn người thường. Năm 2002, khi 22 tuổi, ông Hồng Anh là Phó tổng giám đốc của Thành Thành Công - một trong những doanh nghiệp kinh doanh mía đường lớn của Việt Nam. Đến năm 2004, ông là Tổng giám đốc của Địa ốc Sài Gòn Thương tín (Sacomreal) và giữ chức Chủ tịch công ty này từ năm 2005 đến nay. Khi chưa đến 25 tuổi, ông Hồng Anh đã được bầu vào Hội đồng Quản trị của Sacombank.

Trầm Khải Hòa - Thành viên Hội đồng Quản trị Sacombank

alt

Năm nay 25 tuổi, ông Trầm Khải Hòa - con út của ông Trầm Bê đã có gần 1 năm là thành viên Hội đồng Quản trị của ngân hàng Sacombank. Vị doanh nhân trẻ này đã từng có thời gian làm Chủ tịch của Chứng khoán Phương Nam. Ông Trầm Bê hướng các con mình sớm bước vào thương trường nên các anh chị của ông Hòa cũng đều là những doanh nhân 8X có nhiều năm kinh nghiệm. Từ năm 21 tuổi, ông Hòa đã bắt đầu đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo tại ngân hàng Phương Nam.

Người đăng: TT (Theo DNSG)


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Doanh nhân Việt khi 25 tuổi

 

bhql

kndn

hoa-moc-thien-2

dai-lam-moc

hoa-moc-thien

tieng-hat-viet-toan-cau-3