Thí sinh Hoa hậu Hoàn vũ trình diễn trang phục mang tên 'Quốc Cơ – Quốc Nghiệp' |
Thí sinh Quách Thị Lệ với trang phục dân tộc tên “gây sốc” là “Quốc Cơ – Quốc Nghiệp” lấy ý tưởng từ hai nghệ sĩ xiếc Việt Nam nhiều lần chinh phục kỷ lục Guinness. Tối 26/12, Bán kết Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2023 lần đầu tiên đưa phần trình diễn Trang phục dân tộc vào cuộc thi. Có thể nói, đây là nội dung thi được mong chờ nhất bởi sự sáng tạo độc đáo và “không giới hạn” của những nhà thiết kế trẻ. Nội dung phần thi này nhằm tạo điều kiện để các thí sinh quảng bá du lịch và niềm tự hào dân tộc, đồng thời tôn vinh và đề cao tinh thần gắn kết lịch sử và văn hóa đất nước với chủ đề “Mới mẻ, cảm hứng từ tương lai”.
Thí sinh Quách Thị Lệ với trang phục dân tộc mang cái tên “Quốc Cơ – Quốc Nghiệp”. Trong các phần thi, thí sinh Quách Thị Lệ với trang phục dân tộc mang cái tên “gây sốc” là “Quốc Cơ – Quốc Nghiệp” lấy ý tưởng từ hai nghệ sĩ xiếc Việt Nam nhiều lần chinh phục kỷ lục Guinness, mang vinh quang về cho đất nước. Hình ảnh hai nghệ sĩ xiếc cho thấy người Việt Nam có ý chí và nghị lực phi thường. Có thể nói trang phục mang tên hai nghệ sĩ xiếc là khá táo bạo và có phần mạo hiểm. Bởi ngoài cái tên ấn tượng thì trang phục chưa thực sự chinh phục khán giả bằng tạo hình và nét độc đáo riêng nào để thể hiện được “sức mạnh ý chí”. Thí sinh Phạm Thu Huyền với trang phục Ánh Kỳ Nam để nói về nghệ thuật khảm xà cừ nổi tiếng của người Việt Nam. Nguyễn Thị Lan với trang phục Thiên Chương Sơn Hà là hình ảnh mẹ thiên nhiên đang ôm ấp, che chở cho non nước, đồng thời là sự cân bằng của thế giới trong tương lai với biểu tượng con rồng vô cực từ thời nhà Lý. Tuy nhiên, đáng tiếc thiết kế này quá cồng kềnh nên thí sinh không có cơ hội khoác lên mình chiếc áo mà chỉ có thể “vờn” xung quanh trang phục này. Nguyễn Thị Lan với trang phục Thiên Chương Sơn Hà. Đặng Tú Nhàn với Điệu Múa Mây Tre lấy cảm hứng từ nghề mây tre đan lát lâu đời của người Việt Nam. Thiết kế không quá cầu kỳ nhưng tạo được sự nhẹ nhàng, thanh thoát cho thí sinh trong phần trình diễn.
Đặng Tú Nhàn với Điệu Múa Mây Tre. Lê Thị Tuyết Nhi trình diễn trang phục mang tên Nan Nón lấy cảm hứng từ nón lá Việt Nam. Trang phục được thực hiền cầu kỳ, công phu và hoành tráng tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người xem. Lê Thị Tuyết Nhi trình diễn trang phục mang tên Nan Nón. Lê Ngọc Phương Thảo với tác phẩm Gióng, lấy cảm hứng từ câu chuyện của Phù Đổng Thiên Vương, đại diện cho sức mạnh dân tộc, tinh thần và tuổi trẻ nhiệt huyết. Trang phục được thiết kế long lanh với sắc bạc cuốn hút, các chi tiết cũng được thể hiện sắc xảo. Lê Ngọc Phương Thảo với tác phẩm Gióng. Nguyễn Thị Bích Thủy với thiết kế ấn tượng Đoan Nghê Nữ Sĩ lấy cảm hứng từ các thần thoại Việt Nam và là một trong những linh vật mang biểu tượng đặc trưng, phổ biến của các đình, chùa, miếu tại Việt Nam. Thiết kế cầu kỳ và mang màu sắc rực rỡ với các họa tiết được tạo hình tỉ mỉ gây ấn tượng mạnh cho khán giả. Nguyễn Thị Bích Thủy với thiết kế ấn tượng Đoan Nghê Nữ Sĩ Trần Thị Thùy Trâm với trang phục Đại Nam Kịch Lệ lấy cảm hứng từ bộ môn hát bội. Thiết kế này bị hạn chế trong tạo hình quen thuộc nên khó toát ra được sự độc đáo riêng. Tuy nhiên màu sắc và sự xuất hiện trên sân khấu trong chiếc ti vi trở thành điểm nhấn ấn tượng cho phần trình diễn của trang phục này. Trần Thị Thùy Trâm với trang phục Đại Nam Kịch Lệ Thí sinh Nguyễn Thanh Thanh gây ấn tượng với thiết kế mang tên Lưỡng Nghê Chầu, một biểu tượng văn hóa dân gian của Việt Nam. Thí sinh Nguyễn Thanh Thanh gây ấn tượng với thiết kế mang tên Lưỡng Nghê Chầu Triệu Thiên Trang trình diễn trang phục mang tên Vinh Quy Bái Tổ đầy ấn tượng và thu hút với sắc vàng lung linh, cùng tạo hình cầu kỳ, sắc xảo. Triệu Thiên Trang trình diễn trang phục mang tên Vinh Quy Bái Tổ. Vũ Thúy Quỳnh với trang phục Thủ Phủ Thần Long được thiết kế hoành tráng, lấy cảm hứng từ tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam. Vũ Thúy Quỳnh với trang phục Thủ Phủ Thần Long. Kiều Thị Thúy Hằng trình diễn bộ trang phục mang tên Tý Hỉ khai thác bức tranh đám cưới chuột nổi tiếng trong tranh Đông Hồ của Việt Nam. Thiết kế cầu kỳ nhưng được chăm chút tỉ mỉ đến từng chi tiết nên không những tạo sự hoành tráng mà còn thuận tiện cho thí sinh trong phần trình diễn, thể hiện hết nét độc đáo của bộ thiết kế này. Kiều Thị Thúy Hằng trình diễn bộ trang phục mang tên Tý Hỉ. Ngô Bảo Ngọc – SBD 678 với phần trình diễn trang phục mang tên Lá Phượng Hoàng là câu chuyện về hình tượng nữ Trạng Nguyên đầu tiên của Việt Nam (Nguyễn Thị Duệ). Ngô Bảo Ngọc trình diễn bộ trang phục hình tượng nữ Trạng Nguyên. Thí sinh Bùi Thị Phương Hằng với phần trình diễn thiết kế Mẹ cò lấy ý tưởng từ hình ảnh con cò, ẩn dụ cho hình ảnh người mẹ Việt Nam tần tảo, vượt mọi khó khăn, bão tố để dang rộng vòng tay bảo bọc, yêu thương con của mình. Thí sinh Bùi Thị Phương Hằng với phần trình diễn thiết kế Mẹ cò. Đêm Chung kết và trình diễn pháo hoa chào năm mới sẽ diễn ra vào đêm 31/12 TP. Đà Lạt, Lâm Đồng. Thời khắc tân Hoa hậu đăng quang cũng là giao thừa đón chào năm mới 2024. (Nguồn: Vtc.vn) Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|