top-banner-2

Chủ nhật, 12/05/2019, 07:57 GMT+7

Bùi Lan Hương phái sinh bài 'Mưa hồng' của Trịnh Công Sơn

Nhạc sĩ Trần Mạnh Tuấn và bà Trịnh Vĩnh Trinh cho rằng với cách thể hiện bài hát của Bùi Lan Hương rất mới, giọng hát hay nhưng việc sửa quá nhiều lời bài hát như thế thì không nên gọi đó là bản nhạc Mưa hồng của Trịnh Công Sơn.

bui-lan-huong

Những ngày qua, trên nhiều diễn đàn mạng xã hội và công đồng âm nhạc Việt Nam đang có những ý kiến trái chiều xung quanh việc giọng ca Bùi Lan Hương cover bản Mưa hồng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Theo giới thiệu của Bùi Lan Hương trên trang cá nhân, bài hát được gọi là Mưa hồng của Trịnh Công Sơn là tác phẩm do cô thể hiện cùng với sự phối hợp của guitar Trịnh Vũ, piano Đức Tôn theo kiểu cafe bạn hát tôi nghe, không mang tính chất thương mại, không có tính chất truyền thông tên tuổi mà chỉ là một cuộc dạo chơi vui vẻ. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc cover làm mới giai điệu tiết tấu bài hát Mưa hồng, Bùi Lan Hương đã thay đổi khá nhiều về ca từ, tiết tấu và cả giai điệu của bài hát theo cách mà cô gọi là “mang tính chất thể nghiệm và sáng tạo”.

alt

 Ca sĩ Bùi Lan Hương vừa đoạt giải Nghệ sĩ mới của năm tại giải thưởng âm nhạc Cống hiến 2019

Sau khi clip Mưa hồng được đưa lên mạng, Bùi Lan Hương đã nhận không ít sự tranh cãi của cộng đồng yêu nhạc Trịnh. Nhiều người cho rằng nữ ca sĩ mạnh dạn thể hiện cái mới nhưng cũng rất nhiều người thẳng thắn cho rằng, cô đã phá nát tác phẩm nổi tiếng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Bảng so sánh lời bài hát Mưa hồng của NS Trịnh Công Sơn Mưa hồng "phái sinh" của Bùi Lan Hương:

Để tìm hiểu lý do vì cộng đồng yêu nhạc Trịnh phản đối cách “sáng tạo”, cũng như liệu cách Bùi Lan Hương cùng ekip đã “phái sinh” bản nhạc Mưa hồng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có hợp lý hay không, nhạc sĩ Trần Mạnh Tuấn - người bạn thân của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ông cũng là người phối âm phối khí hàng trăm bản nhạc của Trịnh Công theo nhiều phong các khác nhau.

Nhạc sĩ Trần Mạnh Tuấn

 Sau khi nghe xong bài "Mưa hồng" của Bùi Lan Hương, nhạc sĩ Trần Mạnh Tuấn chia sẻ:

“Trước hết tôi khẳng định đây không phải là bản nhạc Mưa hồng của Trịnh Công Sơn. Việc sáng tạo và làm mới nhạc Trịnh là điều đáng được khuyến khích và ghi nhận. Đây cũng là cách làm khá phổ biến trong đời sống âm nhạc hiện nay trên thế giới. Nghe bản nhạc này chúng ta sẽ thấy được một phong cách mới mẻ và hiện đại “rất Tây”.

Tuy nhiên các bạn trẻ còn quá “non” về nhận thức làm điều này tới nơi tới chốn. Đứng ở góc độ làm làm âm nhạc lẫn khán thính giả, tôi nhận thấy "Mưa hồng" đã không còn là Mưa hồng nữa, cái hồn và sự tinh tế trong giai điệu ca từ của bản nhạc gốc lẫn tinh thần Trịnh Công Sơn đã hoàn toàn biến mất.

Tôi cũng nghĩ rằng các bạn trẻ tự ý sửa đổi ca từ trong bài hát Mưa hồng cũng đã cho thấy rõ thái độ thiếu tôn trọng đối với tác giả - người được mệnh danh là “phù thủy của ca từ". Đó là tôi chưa nói vấn đề nhận thức về bản quyền, về sở hữu trí tuệ, về sự toàn vẹn của tác phẩm theo quy định của pháp luật.

Về ca từ của Trịnh Công Sơn luôn có nhiều khoảng lặng, mỗi chữ anh viết là sự chắt lọc rất tinh tế, kể những dấu chấm phẩy cũng rất rõ ràng, chính vì vậy việc đổi ca từ của anh là điều khó chấp nhận được. Chất giọng của nữ ca sĩ trẻ này rất hay và truyền cảm, nhóm nhạc công cũng rất có tài, tôi chỉ tiếc giá như các bạn ấy lấy một cái tựa đề nào đó và ghi rõ rằng đây là tác phẩm dựa vào hoặc lấy cảm hứng từ Mưa hồng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì sẽ dễ chấp nhận hơn”, nhạc sĩ Trần Mạnh Tuấn nói.

 Bà Trịnh Vĩnh Trinh - em gái út của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Về phía gia đình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, sau khi nghe bài hát của ca sĩ Bùi Lan Hương, bà Trịnh Vĩnh Trinh em gái út của nhạc sĩ đưa ra ý kiến: “Anh Sơn rất thích sự mới mẻ. Khi Hồng Nhung mới vào Sài Gòn và thổi một làn gió mới vào nhạc Trịnh, hay Trần Mạnh Tuấn trình bày nhạc Trịnh bằng kèn saxophone, anh đều rất hào hứng. Sau này Pinanist trẻ Nguyễn Tuấn Mạnh kết hợp nhạc cổ điển phương Tây với nhạc Trịnh cũng được giới âm nhạc và khán thính giả khen ngợi.

Trong dịp kỷ niệm 18 ngày mất của anh, chúng ta cùng từng được nghe Tùng Dương, Tham Lam hát nhạc Trịnh theo một phong cách mới lạ, rồi ca sĩ Đồng Lan thể hiện nhạc Trịnh theo phong cách nhạc Jazz… Điều đó cũng có nghĩa là nhạc Trịnh không gò bó vào một cá nhân, phong cách nào. Gia đình chúng luôn khuyến khích các bạn trẻ khám phá, thử nghiệm nhạc của anh để có thể đến với nhiều đối tượng người nghe.

Tuy nhiên thử nghiệm và làm mới nhạc Trịnh không phải lúc nào cũng dễ dàng được công chúng chấp nhận. Sau khi nghe Bùi Lan Hương hát Mưa hồng, tôi không thể nhận ra đây là nhạc của anh Sơn được. Giọng ca của cô gái này rất hay, rất có tiềm năng thế nhưng việc sửa đổi ca từ là điều chúng tôi không thể chấp nhận được”.

Được biết ca sĩ Bùi Lan Hương - người "phái sinh" bài hát Mưa hồng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng tham gia dự án âm nhạc “Trịnh Contemporary” của nhạc sĩ Hà Lê. Theo giới thiệu Trịnh Contemporary sẽ bao gồm Hạ trắng, Diễm xưa và Mưa hồng được ra mắt công chúng vào ngày 15-17 tháng 5 tới và bản Mưa Hồng này giữ nguyên như gốc chỉ thay đổi phần phối.

Theo Tiểu Vũ-motthegioi.vn-12.05.2019

Link nguồn: https://motthegioi.vn/van-hoa-giai-tri-c-80/bui-lan-huong-phai-sinh-bai-mua-hong-cua-trinh-cong-son-112930.html

 

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Bùi Lan Hương phái sinh bài 'Mưa hồng' của Trịnh Công Sơn

 

hoa-moc-thien-2

miss-charm-2023

metro-sai-gon

dai-lam-moc

hoa-moc-thien

bia-kndn