Đờn ca tài tử được UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể |
Chiều qua 5.12, ông Võ Trọng Nam, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL TP.HCM, cho biết nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ vừa được UNESCO chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trong Hội nghị Ủy ban Liên chính phủ lần 8 về bảo vệ văn hóa di sản phi vật thể, diễn ra tại thành phố Baku, Cộng hòa Azerbaijan, từ ngày 2 đến 8.12.
Đờn ca tài tử Nam bộ - Ảnh: TTXVN Đờn ca tài tử Nam bộ là dòng nhạc dân tộc của VN đã hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng vùng Nam bộ. Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam bộ hát sau những giờ lao động. Đờn ca tài tử có ban nhạc gồm 4 loại đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. Hồ sơ đề cử Đờn ca tài tử được xây dựng với sự tham gia của các thành viên cộng đồng, chính quyền địa phương, các tổ chức chuyên ngành và các chuyên gia, các thành viên cộng đồng tự nguyện đề cử và cùng cam kết bảo vệ. Để xây dựng hồ sơ trình UNESCO, 14/21 tỉnh thành có Đờn ca tài tử tiến hành tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm và thu được những kết quả khả quan. Qua điều tra điền dã, nhóm lập hồ sơ phát hiện 24 CLB và 4 dàn nhạc chơi Đờn ca tài tử xuất sắc. Phỏng vấn nghệ thuật được 18 tay đờn, sưu tầm được 8 tập tài liệu của 8 danh cầm. Đó là những tài liệu quý giá nhất của Đờn ca tài tử, rất cần thiết vào những hạng mục quan trọng của việc lập hồ sơ. Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho xây dựng Hồ sơ Quốc gia Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Người đăng: NP (Theo sotaydulich) Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|