top-banner-2

Chủ nhật, 21/08/2016, 10:32 GMT+7

Phim về đề tài chiến tranh: Cần ba chữ 'Tâm-Tầm-Tài'

Để tạo một bộ phim cách mạng tương xứng với ý nghĩa, tầm vóc cuộc kháng chiến đấu tranh giành độc lập dân tộc cần trông đợi gì ở người đạo diễn.

Vượt qua bao thăng trầm đất nước, những thước phim đề tài chiến tranh cách mạng vẫn luôn gợi nhớ cho mỗi khán giả ở mỗi thế hệ người Việt một cảm xúc khó tả. Trước sự phát triển nhanh của điện ảnh, chúng ta được thưởng thức những thước phim cách mạng hoành tráng, nhưng dường như nó vẫn chưa tương xứng với ý nghĩa, tầm vóc cuộc kháng chiến đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Phim về đề tài chiến tranh: Cần ba chữ 'Tâm-Tầm-Tài' - Ảnh 1

Vĩ tuyến 17 ngày và đêm là một trong những tác phẩm điện ảnh kinh điển của đề tài phim chiến tranh cách mạng Việt Nam

Chia sẻ với PV, nhà nghiên cứu Ngô Hương Giang, Viện triết học – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nhận định: "Chúng ta có nhiều lý do để biện minh cho hiện tượng “chảy máu” điện ảnh đề tài chiến tranh cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, theo tôi cốt lõi vẫn nằm ở “tư duy phim”, chúng ta vẫn làm phim bằng lối tư duy cũ, nhìn đâu cũng thấy sự hoành tráng của cuộc chiến, nhìn đâu cũng thấy cái cao cả mang tính anh hùng ca. Phim của chúng ta thiếu đi sự khai thác về cá tính của từng nhân vật, về tâm lý bất ổn trong cuộc chiến và về sự chuyên nghiệp trong diễn xuất. Tóm lại phim về đề tài chiến tranh cách mạng vẫn còn thiên về “tính kịch” nhiều hơn là “tính thật”, nặng về “vai diễn” hơn là sự “sống động” của cuộc sống”.

Cũng theo ông Giang, nền điện ảnh cách mạng hiện nay đang bước vào giai đoạn “khủng hoảng” kịch bản. Chúng ta có rất nhiều kịch bản cho phim cách mạng, nhưng chúng ta lại thiếu đi những kịch bản xuất sắc. Có cảm giác những kịch bản này dường như cứ lặp đi lặp lại các mô típ nhân vật, cốt chuyện, sự hao hao trong bối cảnh đã “che khuất” cái cá tính tư duy của người viết kịch. Phim cách mạng cần những kịch bản nhìn cuộc chiến theo một góc khác so với góc nhìn truyền thống. Tức là phim cần được khai thác ở nhiều khía cạnh, với nhiều góc nhìn, không chỉ của bên thắng cuộc mà của “bên đối nghịch” nữa.

“Kịch bản của chúng ta hiện nay mới chỉ khai thác sự vinh quang của “mặt bên này” tấm huy chương. Có chăng người đạo diễn nên cho khán giả thấy được sự đổ máu, khốc liệt, của nước mắt và đạn rơi ở “mặt bên kia”, nhà nghiên cứu nhấn mạnh.

Lấy góc nhìn từ một người đi trước, từng chứng kiến “thời hoa lửa” của dân tộc Việt Nam, nhà phê bình Thụy Kha cho rằng, kịch bản là một yếu tố quan trong để lý giải phim “bom tấn” cách mạng Việt Nam trở thành “bom xịt”. “Vấn đề kịch bản chưa thực sự sinh động và hấp dẫn cũng là điều mà phim cách mạng việt Nam hiện tại đang gặp phải.

Phim về đề tài chiến tranh: Cần ba chữ 'Tâm-Tầm-Tài' - Ảnh 2

Nhà nghiên cứu Ngô Hương Giang chia sẻ

Dưới góc nhìn từng là một người lính từng chiến đấu, bước ra từ chiến trường tôi cảm thấy những bộ phim cách mạng hiện nay thực sự thiếu chất nên khó để lại dấu ấn cho người xem và khiến họ cảm động. Một phần cũng có thể là do diễn viên chưa từng trải qua thời kỳ bom đạn nên chưa thấu hiểu hết những gì mà chiến tranh gây nên, nhưng chúng ta không thể bắt họ trải qua giai đoạn đó vì chúng ta đang sống trong thời bình. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều những người không sống trong giai đoạn lịch sử nhưng họ diễn rất tốt, vấn đề nằm ở chỗ có thể diễn viên chưa thực sự có nghề nên khi hóa thân đôi khi lối diễn còn gượng gạo, khiên cưỡng nên chưa thể lột tả hết được thần thái của thời đạn bom hoa lửa ấy”, nhà phê bình chia sẻ.

Trong khi đó, nhà nghiên cứu lại nhìn nhận: “Kinh nghiệm diễn xuất chỉ là một phần, cái quan trọng hơn cả vẫn là tài năng. Chúng ta không thể nói những bộ phim về chiến trận của những nền điện ảnh như Pháp, Mỹ, Đức với đội ngũ diễn viên chủ yếu là chưa từng được chứng kiến chiến tranh, là yếu, là kém được. Ngược lại chính những người trẻ, khi mà sự hình dung về chiến tranh của họ là sự đổ nát, thì khát vọng sống, khát vọng trở về nhà đôi khi lại thật hơn những thế hệ diễn viên sinh ra trong thời chiến.

Ở đây tôi đang nói về “diễn xuất”, chứ không có ý so sánh góc nhìn giữa các thế hệ về cuộc chiến lịch sử bên ngoài sân khấu. Có lẽ một cái “Tâm” cho nền điện ảnh cách mạng Việt Nam là chưa đủ, chúng ta cần những kịch bản có “Tầm”, và rất cần những nhà biên kịch, những diễn viên thực sự có “Tài””.

Đó là ý kiến của những nhà phê bình, còn đối với những người trong nghề thì sao? Từng ngày, từng giờ họ vẫn miệt mài hăng say sáng tạo ra những tác phẩm điện ảnh và đề tài chiến tranh cách mạng, vẫn là một đích chinh phục đối với bất cứ đao diễn, diễn viên nào. Họ có những trăn trở gì về phim cách mạng Việt Nam?

Theo Nguoiduatin.vn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Phim về đề tài chiến tranh: Cần ba chữ 'Tâm-Tầm-Tài'

 

bhql

kndn

hoa-moc-thien-2

dai-lam-moc

hoa-moc-thien

tieng-hat-viet-toan-cau-3