top-banner-2

Thứ sáu, 03/11/2017, 16:55 GMT+7

Bài toán khó trong việc sử dụng xăng E5 trước khi xăng A92 bị khai tử

Chưa đầy 2 tháng nữa xăng A92 sẽ chính thức bị khai tử trên thị trường, nhiều ý kiến lo ngại về nhiên liệu thay thế chưa được đảm bảo khiến thị trường miễn cưỡng chấp nhận.

Từ ngày 1/1/2018 toàn bộ xăng A92 sẽ được thay thế bằng xăng sinh học E5 và xăng A95. Nhiều chuyên gia cho rằng thị trường sẽ thiếu nguồn cung bởi nhiên liệu sinh học thực tế chưa đáp ứng được nhu cầu.

Không còn lựa chọn

Nguy cơ thiếu hụt xăng sinh học là điều mà các doanh nghiệp kinh doanh lường trước. Trong cuộc chạy nước rút đến thời điểm khai tử xăng A92 không ít trong số này đang tận dụng đà giảm của nhiên liệu thế giới để tăng cường nhập khẩu dự trữ xăng A95. Hầu hết doanh nghiệp cho rằng khó để ép người tiêu dùng chuyển hẳn sang dùng xăng sinh học, nên vẫn phải đảm bảo nguồn cung A95.

Lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu ở TP.HCM cho biết không còn nhiều thời gian để đắn đo về phản ứng của người tiêu dùng, nên họ đã sẵn sàng cho việc thay thế và chấp nhận sự thay đổi. Khi các doanh nghiệp đã chấp nhận thay đổi thì thị trường cũng phải chấp nhận điều này.

khai-tu-xang-a92-nguoinoitieng

Không nhiều khách hàng tin tưởng xăng E5.

Chúng tôi biết rằng xăng E5 sẽ rất khó lấy lòng khách hàng ở những thời điểm đầu tiên, nhưng lộ trình của Nhà nước đưa ra như vậy thì doanh nghiệp phải chủ động cả về hạ tầng kỹ thuật lẫn tinh thần. Tôi nghĩ với mức chênh lệch giá không đáng kể thì người tiêu dùng cũng không mấy đắn đo sau một thời gian nhiên liệu sinh học thay thế.

Thực tế, xăng luôn là “từ khóa” làm người tiêu dùng phản ứng như một phản xạ tự nhiên, vì mức độ nhạy cảm của nhiên liệu này. Tuy nhiên thị trường sẽ chấp nhận nếu sự thay đổi này là tốt, và khách hàng có niềm tin vào nhiên liệu sinh học”, vị này cho biết.

Mới đây doanh nghiệp này đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho các trạm phối trộn xăng E5 để đảm bảo vận hành tốt khi xăng A92 chính thức khai tử. Điều được chú trọng là tăng nhập khẩu dự trữ xăng A95, để đảm bảo được tình hình kinh doanh.

Tăng cường nhập xăng A95

Phó tổng Giám đốc Tập đoàn Petrolimex Trần Ngọc Năm khẳng định sẽ phấn đấu đáp ứng nguồn xăng A95 nếu nhu cầu về loại xăng này gia tăng khi xóa sổ xăng A92.

“Đây là mặt hàng mà tập đoàn đã kinh doanh lâu năm, cho nên chúng tôi có khả năng đáp ứng nguồn cung”, ông Năm tự tin.

Không chỉ đảm bảo nguồn cung về xăng A95 mà các phương án tạo nguồn Ethanol bằng các phương án cụ thể. Trong đó, việc đầu tiên là ưu tiên mua nguồn ethanol từ sản xuất trong nước khi các nhà máy đáp ứng các yêu cầu về tiến độ, số lượng, chất lượng cùng các điều kiện giao, nhận, giá bán cạnh tranh. Thứ hai, nhập khẩu khi nguồn cung ethanol không đáp ứng các điều kiện trên.

Petrolimex đặt mục tiêu triển khai xăng E5 đồng loạt trên toàn hệ thống phân phối do doanh nghiệp là chủ sở hữu kể từ ngày 1/12, bảo đảm từ ngày 1/1/2018 toàn hệ thống phân phối không còn tồn kho xăng khoáng RON92. Đối với các đơn vị đã có sẵn trạm phối trộn thì triển khai ngay việc chuyển sang kinh doanh xăng E5 trước ngày 1/12.

Tuy nhiên, bên cạnh vẫn còn những doanh nghiệp khác tỏ ra “bất mãn” với việc kinh doanh xăng E5.

Sở Công Thương TP.HCM mới đây cho biết đã có một số doanh nghiệp có văn bản đề nghị tạm ngưng kinh doanh xăng E5, do lượng bán ra rất thấp và mức chiết khấu không cao, không bù đắp được chi phí hoạt động của cửa hàng.

Cụ thể, hiện nay tỷ lệ chiết khấu xăng sinh học E5 chỉ 1.000-1.600 đồng/lít, không thật sự hấp dẫn để các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tự giác chuyển đổi. Hơn nữa, chênh lệch giá bán giữa xăng sinh học E5 và xăng A92 không nhiều (E5 thấp hơn A92 230 đồng/lít), chưa thật sự hấp dẫn và khuyến khích sử dụng cho người kinh doanh và người tiêu dùng.

Xây dựng bộ mặt thực chất hơn cho xăng E5

Nhiều chuyên gia nhìn nhận việc nguồn cung ethanol trong nước chỉ phụ thuộc vào một nhà máy đang là mối lo lớn. Không chỉ là nguồn cung khó đáp ứng đủ để duy trì hoạt động cho cả thị trường mà cũng dễ dẫn đến nguy cơ độc quyền, khiến giá nhiên liệu này tăng cao.

Hiện nay Công ty TNHH Tùng Lâm là đơn vị chủ yếu và gần như duy nhất cung cấp ethanol phục vụ phối trộn nhiên liệu sinh học cho các đầu mối xăng dầu trên cả nước. Nhưng năng lực sản xuất chỉ đạt gần 200.000 m3 ethanol/năm, tức vẫn còn thiếu khoảng 75.000 m3 nguyên liệu ethanol.

Các chuyên gia lo ngại nếu không có sự chia sẻ gánh vác của các doanh nghiệp khác thì rất khó đảm bảo nguồn cung nếu không muốn chuyển hướng sang nhập khẩu. Thế “độc quyền” cũng sẽ xuất hiện và đổ dồn gánh nặng lên vai người tiêu dùng.

Việc định hướng người dân sử dụng xăng E5 đã bắt đầu hơn 2 năm trước Tuy nhiên, việc định hướng dựa trên… mệnh lệnh này chưa thực sự có hiệu quả. Trên thực tế, ngay lúc này thời điểm thay thế E5 cho A92 đã cận kề mà người tiêu dùng vẫn chen nhau vào đổ xăng A92 mặc dù trạm bơm E5 đặt ngay bên cạnh.

Tiến sĩ kinh tế Lê Bá Chí Nhân cho rằng muốn thuyết phục đại đa số người dân sử dụng xăng E5, thì phải xây dựng cho xăng E5 một khuôn mặt... thực chất hơn. Không thể áp đặt mệnh lệnh hành chính làm căn bản. Điều quan trọng là về giá, phải giảm từ 1.000-2.000 đồng/lít, mới đủ tạo cho xăng E5 sức cạnh tranh với xăng A92.

Hai tháng nữa khai tử xăng A92, xăng E5 có đủ cung ứng? - Ảnh 2.

Việc giải cứu các nhà máy ethanol thua lỗ đang mâu thuẫn với lợi ích của các doanh nghiệp bán lẻ và người tiêu dùng.

Rõ ràng, để cho xăng E5 hấp dẫn được người tiêu dùng và để người dân bỏ thói quen sử dụng xăng A92, vẫn còn rất nhiều việc phải làm... thực chất hơn. Giá thành giảm ở mức nào để người tiêu dùng chấp nhận, doanh nghiệp duy trì được kinh doanh mới quan trọng”, ông Nhân cho hay.

Có nhiều phương án để hỗ trợ về giá cho xăng sinh học có giá bán thấp hơn nhiều so với xăng khoáng khi chuyển đổi.

Bộ Tài chính đang đề xuất giảm thuế nhập khẩu với E100 từ 20% xuống 17%. Cơ quan này tính toán, với mức thuế suất trên cộng với thuế bảo vệ môi trường với E5, E10 có thể sẽ được giảm từ 1/7/2018, thì giá xăng E5 sẽ thấp hơn giá xăng khoáng khoảng 1.345-1.495 đồng một lít; giá xăng E10 sẽ thấp hơn từ 1.484 đến 1.634 đồng một lít...

Tuy nhiên phương án này sẽ mâu thuẫn và giằng xé với mục tiêu “giải cứu” các dự án thua lỗ thuộc tập đoàn Petrolimex gồm ethanol Bình Phước và Dung Quất và PVTex.

Một số đơn vị muốn giảm thuế nhập khẩu ethanol để có mức giá bán xăng E5 thực sự cạnh tranh nhưng điều này lại gây khó khăn cho các dự án đang tìm cách tái khởi động.

Trước giờ G của quyết định chuyển đổi, vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết để thị trường xăng dầu đi vào ổn định. Thị trường chấp nhận về hành chính nhưng vẫn chưa thỏa hiệp về cách vận hành. Để doanh nghiệp có mức giá cạnh tranh, người tiêu dùng có đủ độ tin cậy vào E5 và các dự án thua lỗ có cơ hội vực dậy, vẫn là một bài toán cần lời giải thích hợp sau khi chuyển đổi.

Ở TP.HCM, nếu như tháng 10/2016, bình quân tiêu thụ 8.330 m3 xăng E5/tháng, thì tháng 8/2017, con số trên giảm còn 8.053m3/tháng, chiếm 6,2% tổng sản lượng xăng tiêu thụ - giảm 3,3% so với tháng 10/2016. Số cửa hàng bán xăng E5 vào tháng 10/2016 là 282/533 cửa hàng, thì nay con số trên cũng... giảm xuống 240/533 cửa hàng.

Theo nld.com.vn


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Bài toán khó trong việc sử dụng xăng E5 trước khi xăng A92 bị khai tử

 

bhql

kndn

hoa-moc-thien-2

dai-lam-moc

hoa-moc-thien

tieng-hat-viet-toan-cau-3