top-banner-2

Chủ nhật, 05/11/2017, 08:52 GMT+7

Điểm trừ về thiết kế mà tất cả các dòng iphone đều mắc phải

Chất lượng ảnh chụp trên iPhone đã khiến Apple phải đánh đổi với một điểm trừ về thiết kế.

Không cần phải là một tay chụp hình chuyên nghiệp thì có lẽ bạn cũng biết trong suốt những năm qua, Apple đã cải thiện chất lượng camera trên iPhone như thế nào. Bởi không phải ngẫu nhiên mà trong suốt nhiều năm iPhone vẫn được xem là một trong những chiếc “máy ảnh” phổ biến nhất trên thế giới.

Dù vậy, để làm được điều này thì Apple đã phải đánh đổi với một điểm trừ về thiết kế: cụm camera sau lồi lên. Theo đó, kể từ thời iPhone 6 ra mắt năm 2014, người dùng Apple đã phải sống chung với điểm trừ này và mọi thứ thậm chí còn… tệ hơn nữa cho đến chiếc iPhone X vừa ra mắt. Trước đây, cụm camera sau lồi lên vẫn bị chỉ trích là một khuyết điểm của iPhone mà dưới thời Steve Jobs, vị CEO Khó tính của Apple sẽ không bao giờ chấp nhận.

Hãy cùng nhìn lại cụm camera lồi lên của Apple suốt những năm qua.

iPhone 6 (2014)

diem-tru-thiet-ke-iphone

Như đã nhắc đến phía trên, iPhone 6, trình làng năm 2014, là chiếc iPhone đầu tiên có phần camera sau lồi lên rõ rệt Lồi lên so với thân máy khoảng 1 mm, rất nhiều người dùng đã tỏ ra khó chịu với điểm trừ về thiết kế này trên iPhone mới.

So với thiết bị tiền nhiệm, iPhone 6 vẫn có camera sau thông số 8 MP và cấu trúc ống kính 5 thành phần, thế nhưng phần lồi lên dường như đã mang đến cho máy những sức mạnh mới về camera, ví dụ như chất lượng ảnh chụp sắc nét hơn, chụp ảnh thiếu sáng tốt hơn và quay video “chất” hơn. Theo đó, người dùng lúc này đã có khả năng quay video 60 khung hình trên giây. Chế độ quay slow-motion cũng được Apple nâng lên tốc độ 240 khung hình trên giây thay vì 120 khung hình trên giây như trước.

iPhone 6 Plus (2014)

iPhone 6 Plus có camera gần như giống hệt iPhone 6, trừ một đặc điểm: khả năng chống rung quang học.

iPhone 6s (2015)

Sau nhiều năm gắn chặt với thông số 8 MP, iPhone 6s chứng kiến việc Apple nâng cấp camera sau của iPhone lên thông số 12 MP, cho hình ảnh lớn hơn và chất lượng cao hơn. Dù vậy, phần camera lồi lên thì vẫn không có cải thiện gì đáng kể.

Camera trên iPhone 6s được bổ sung thêm khả năng quay video độ phân giải 4K, chụp ảnh panorama độ phân giải 63 MP (nâng lên từ 43 MP) và tính năng chụp ảnh động Live Photos.

Camera trước cũng đón nhận cập nhật lớn với thông số 5 MP, nâng lên từ 1,2 MP của thiết bị tiền nhiệm. Tính năng Retina flash (màn hình bật sáng ngay trước thời điểm người dùng selfie như một nguồn trợ sáng nếu cần) cũng khiến làn da của bạn tự nhiên hơn.

iPhone 6s Plus (2015)

Tương tự iPhone 6 Plus, chiếc 6s Plus cũng có camera của chiếc iPhone 6s bổ sung thêm khả năng chống rung quang học.

iPhone 7 (2016)

Từ trước năm 2016, cụm camera sau lồi lên dưới dạng một vòng tròn kim loại nhỏ. Thế nhưng trên iPhone 7, phần lồi lên này được Apple làm hòa hợp hơn vào thân máy. Phần lồi lên lúc này cũng lớn hơn (đường kính ống kính 7,6 mm và đường kính phần lồi lên 11 mm so với con số 7,1 mm trên iPhone 6).

Camera trên iPhone 7 được trang bị ống kính 6 thành phần giúp cải thiện độ sắc nét của hình ảnh, Apple cũng nâng cấp khẩu độ camera lên f/1.8 để máy vận hành tốt hơn trong điều kiện chụp hình thiếu sáng. iPhone 7 là chiếc iPhone 4,7 inch đầu tiên có tính năng chống rung quang học.

Về camera trước, thông số lúc này tăng lên 7 MP.

iPhone 7 Plus (2016)

iPhone 7 Plus được trang bị hệ thống camera kép với ống kính thứ cấp “2x telephoto”. Đổi lại, phần lồi lên lớn hơn bao giờ hết (20,6 mm chiều dài x 12 mm chiều rộng x 1,33 mm độ dày). Bên cạnh khả năng zoom quang học 2x, ống kính thứ cấp nâng khả năng zoom kỹ thuật số của iPhone lên 10x, từ 5x như trước.

iPhone 8 (2017)

Đổi sang mặt lưng tráng kính là một lựa chọn khôn ngoan cho tính năng sạc không dây, thế nhưng nó đồng nghĩa với việc cụm camera sau không thể còn là một phần của thân máy nữa. Apple trở lại với vòng tròn kim loại quen thuộc như trên iPhone 6s. Lúc này, đường kính cụm camera lồi lên nhỏ đi đôi chút ở 9,6 mm và độ dày còn 0,75 mm.

Trên iPhone 8, camera sau có thông số 12 MP cùng khẩu độ f/1.8 với độ tính năng flash mới gọi là “Slow Sync”, cho những tấm hình chụp với flash thực tế hơn. Người dùng cũng có thể quay video với tốc độ 60 khung hình trên giây với chiếc máy này.

iPhone 8 Plus (2017)

Camera chính trên iPhone 8 Plus có thông số tương tự iPhone 8, thế nhưng nó được hỗ trợ thêm bởi một ống kính 2x. Vì thế, bạn vẫn sẽ có thể tận hưởng chế độ chụp chân dung Portrait Mode trên chiếc 8 Plus như trên 7 Plus. Ngoài ra, người dùng còn có thêm một tính năng mới gọi là Portrait lighting với khả năng mô phỏng nhiều chế độ ánh sáng chụp chân dung như trong studio.

Cụm camera lồi lên trên iPhone 8 Plus có kích thước 20,4 mm chiều dài x 10,1 mm chiều rộng x 1,2 mm độ dày.

iPhone X (2017)

Cụm camera sau trên iPhone X có kích thước khá lớn, 24,19 mm chiều dài x 11,7 mm chiểu rộng x 1,22 mm độ dày. Đây cũng là lần đầu tiên Apple bố trí cụm camera kép dọc theo chiều dài thân máy thay vì đặt ngang như trước.

iPhone X gần như có camera sau tương tư iPhone 8 Plus, ngoài trừ ống kính 2x f/2.4 so với ống kính 2x f/2.8 như của iPhone 8 Plus đồng nghĩa với khả năng chụp thiếu sáng tốt hơn. Cũng phải nhắc đến việc camera thứ cấp của iPhone X có khả năng chống rung quang học.

Theo saostar.vn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Điểm trừ về thiết kế mà tất cả các dòng iphone đều mắc phải

 

bhql

kndn

hoa-moc-thien-2

dai-lam-moc

hoa-moc-thien

tieng-hat-viet-toan-cau-3