top-banner-2

Thứ năm, 25/08/2016, 15:37 GMT+7

Đâu phải cứ nổ súng là phim chiến tranh?

Với những người trong nghề, việc sáng tạo ra những tác phẩm điện ảnh về đề tài phim chiến tranh cách mạng vẫn là một “đích chinh phục”.

Trong làng Điện ảnh Việt các đạo diễn có tên tuổi đã thành công ở mảng đề tài phim chiến tranh như Bảo Ninh, Trần Vũ… với những tác phẩm in sâu vào lòng công chúng như: Con chim vành khuyên, Bao giờ cho đến tháng mười, Mùi cỏ cháy,Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Chung một dòng sông, Cánh đồng hoang, Em bé Hà Nội...

Không phải cứ nổ súng là phim chiến tranh? - Ảnh 1

Đừng đốt - bộ phim chiến tranh cách mạng lấy đi nhiều nước mắt khán giả bởi tính chân thực, nhân văn và xúc cảm.

Đó đều là những bộ phim được đánh giá tốt về nội dung cũng như nghệ thuật được công chúng ghi nhận. Những thước phim ấy qua thời gian năm tháng đã chứng minh được giá trị và gây được tiếng vang lớn. Vẫn biết đời sống của các bộ phim cách mạng cần có thời gian để chứng minh giá trị của nó nhưng nhiều người cho rằng các bộ phim chiến tranh cách mạng hiện nay bị khán giả “quay lưng” ngay từ khi phát hành với nhiều nguyên nhân như: phim thiếu chất, đang đi theo khuôn thước sáo mòn, chưa tạo được dấu ấn riêng.

Đạo diễn Vương Đức, Giám đốc hãng phim truyện Việt Nam nhận định: “Không thể đổ lỗi cho nội dung phim “nhạt” vì thực tế đề tài về chiến tranh có rất nhiều góc nhìn nhưng do chúng ta làm quá ít nên chưa thể khai thác hết được vấn đề. Hiện nay 1 năm chúng ta có thể sản xuất 2 đến 3 phim nhưng chất lượng chưa tốt đó cũng là điều bình thường, kể cả khi đạo diễn là những người nổi tiếng và đã thực hiện nhiều bộ phim thành công. Không nên quá hy vọng rằng cứ làm phim chiến tranh thì phim nào ra mắt cũng sẽ là phim hay”.

Không phải cứ nổ súng là phim chiến tranh? - Ảnh 2

Đạo diễn Vương Đức- Giám đốc hãng phim truyện Việt Nam

Ở thời điển hiện tại bên cạnh những bộ phim chiến tranh “thiếu chất” vẫn có những bộ phim chất lượng tốt như: Những người viết huyền thoại, Nhà tiên tri, Đừng đốt . Đầu tiên cần có khối lượng phim nhất định, sau đó mới có thể lựa chọn tìm ra những tác phẩm xuất sắc nhất. Trước đây là 20 phim một năm thì giờ đây chỉ 2, 3 phim một năm cộng lại trong 10 năm thì bằng một năm ngày xưa, việc phim về đề tài chiến tranh giảm đi sự chú ý của khán giả là điều tất yếu.

Tuy nhiên, đạo diễn phim Nhà tiên tri cũng muốn nhấn mạnh rằng điều đó không đồng nghĩa với việc tỉ lệ kịch bản phim sẽ bị giảm chất lượng vì những thế hệ đạo diễn trẻ cũng có những phát hiện tìm tòi ở nhiều góc nhìn mới và rất nhân văn về chiến tranh. Bạo lực chỉ là một phần rất nhỏ của chiến tranh, và không phải cứ có bạo lực, nổ súng là phim chiến tranh. Chiến tranh không tiếng súng mới là cuộc chiến tranh ám ảnh và đáng sợ, còn rất nhiều những góc nhìn hay về đề tài này mà các đạo diễn cần đào sâu khai thác.

Không phải cứ nổ súng là phim chiến tranh? - Ảnh 3

Đạo diễn Đặng Nhật Minh, đạo diễn rất thành công ở mảng đề tài này

Nhìn thẳng vào thực tế, đạo diễn Đặng Nhật Minh chỉ rõ: “Tôi thấy cái lỗi này ở tất cả chúng ta. Bấy lâu nay chúng ta cho rằng các phim về đề tài Cách mạng chỉ cần đúng, không cần hay… miễn sao phục vụ được nhiệm vụ chính trị là xong. Làm phim về đề tài gì muốn thành công đều phải có sự rung động bên trong của người nghệ sỹ, sự dầy công nghiền ngẫm suy nghĩ, lao động cật lực mới mong có được chút gì”. Chỉ khi nào đề tài này hấp dẫn những người làm phim không kém gì đề tài về tình yêu (chẳng hạn) thì phim sẽ thu hút được khán giả.

Cần khẳng định phim cách mạng vẫn là dòng phim chính thống là dòng chảy mạnh mẽ, khỏe mạnh có chất lượng cao, không phải dòng phim bị khán giả “ngoảnh mặt” hoàn toàn với tốc độ phát triển nhanh của nhiều mảng phim và tình hình thị trường phim hiện nay. Và cách làm phim của thế hệ trẻ hiện nay đều có sự học hỏi kế thừa từ những thước phim của các bậc tiền bối.

Đó là nền tảng để rồi từ đó lớp hậu sinh mỗi người sẽ chọn riêng mình một lối đi, một con đường riêng để tiếp cận và kể câu chuyện chiến tranh theo lăng kính riêng của mình. Và ở thời kỳ nào thì những bộ phim về mảng đề tài này cũng thấm đẫm tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, điều đó được thể hiện rất rõ nét trong từng hình ảnh. Chúng ta nên thẳng thắn với nhau rằng số lượng người xem phim bán vé không phải là yếu tố quyết định giá trị và sức sống của bộ phim. Giá trị của những bộ phim chiến tranh cách mạng được chứng minh qua sự tồn tại của nó cùng năm tháng.

Theo Nguoiduatin.vn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Đâu phải cứ nổ súng là phim chiến tranh?

 

bhql

kndn

hoa-moc-thien-2

dai-lam-moc

hoa-moc-thien

tieng-hat-viet-toan-cau-3