'Đẽo cá' giữa làng Thiết Úng với 'Hành Trình Xanh' |
Trong chuyến hành trình rong ruổi đến các làng nghề Bắc Bộ, "Hành Trình Xanh" đã có chuyến đi trải nghiệm đầy thú vị tới làng nghề điêu khắc mỹ nghệ Thiết Úng – Đông Anh, Hà Nội. Quả không hổ danh là đất trăm nghề, từ khi "Hành Trình Xanh" rong ruổi ra Bắc, chuyến xe đưa cả đoàn kinh qua bao nhiêu con đường vẫn chưa khám phá hết các làng nghề nơi đây, vẫn còn một danh sách dài các làng nghề phía trước chờ đợi đoàn khám phá. Ekip "Hành Trình Xanh" hồ hởi sau một ngày quay đầy thú vị Một hiện trạng của làng nghề Việt Nam hiện nay là nghề thường chỉ được lưu giữ bởi các cụ già, còn lớp thanh niên trẻ hầu hết tập trung lo làm kinh tế, không nhiều người thích ngồi tỉ mẩn cả ngày mà tiền lãi nhiều khi chưa tới vài nghìn. Tuy nhiên, khi đi sâu vào khám phá làng nghề Việt Nam, một cảm xúc vừa nuối tiếc, vừa trân quý và cũng hết sức vui khi nhìn thấy tín hiệu nhiều làng nghề đã được hồi sinh, mang trong mình sắc diện mới. Làng nghề quạt giấy kẻ Vác hiện nay chỉ còn các cụ già theo nghề Lần này đặt chân về làng Thiết Úng – huyện Đông Anh, cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km đều thấy làng trên xóm dưới đâu đâu cũng nhộn nhịp không khí sản xuất. Làng chẳng thiếu những cửa hàng mặt tiền to rộng, bày đủ mọi sản phẩm làm từ gỗ. Nét điêu khắc gỗ sinh động khiến làng Thiết Úng được đông đảo người sành mỹ nghệ tìm về Thôn Thiết Úng còn gọi là làng Đóm, chính là cái nôi của nghề trạm khắc gỗ mỹ nghệ và tạc tượng Vân Hà. Sự trù phú của làng cũng như tay nghề đã lan rộng ra các địa phương lân cận. Tuy nhiên, sản phẩm điêu khắc do các nghệ nhân, thợ giỏi Thiết Úng tạo nên vẫn là những sản phẩm có “thương hiệu mạnh” trên thị trường. Nét độc đáo trong một tác phẩm nghệ thuật với một pho tượng là thần thái. Từ nụ cười đôi mắt đều phải toát lên sự hài hòa, mềm mại và sinh động Ngày nay gỗ mỹ nghệ có thể làm theo dây chuyền sản xuất với máy móc hiện đại, nhưng để tượng sinh động nhất vẫn phải nhờ bàn tay người thợ Chuyến hành trình của "Hành Trình Xanh" lần này có sự đồng hành của diễn viên Minh Nguyệt và MC Hồng Nhung duyên dáng. Vì thế mà cả đoàn đi cảm thấy hồ hởi với cách nói chuyện và bắt nhịp rất nhanh của đội chơi này. Minh Nguyệt là diễn viên quen thuộc của đội ngũ diễn viên đất Bắc, chị khiến khán giả nhớ mãi với vai Biển – em gái của anh Núi (Xuân Bắc) trong phim “Sóng ở đáy sông” cách đây 14 năm. Chị có một biểu cảm gương mặt tốt, một cách diễn mộc mạc nhưng đầy biến hóa, vì vậy những vai thuộc thế mạnh của chị luôn là những vai diễn góc cạnh có nhiều sâu nội tâm. Ngoài vai Biển trong “Sóng ở đáy sông”, Minh Nguyệt còn có các vai diễn ấn tượng như vai Lanh trong “Những đưa con vùng đồi”, vai cô Thơm trong “Nếp nhà”…. Những vai diễn ấy đã lấy đi bao nhiêu giọt nước mắt của khán giả từ chính những giọt nước mắt của chị. MC Hồng Nhung từng đến với "Hành Trình Xanh" trong vai trò người dẫn chương trình, nhưng lần này Hồng Nhung lại xuất hiện trong vai trò người chơi đơn giản chỉ vì muốn thử cảm giác của người đi trải nghiệm. Lần đầu tiên thử làm điêu khắc, quả thật là một thử thách rất lớn vì đây là một nghề không dễ làm và dễ bắt chước. MC Hồng Nhung với trải nghiệm lần đầu cầm dùi đẽo cá Nghệ nhân so độ tinh tế của sản phẩm con cá hai đội chơi tạo ra Mỗi chuyến đi của "Hành Trình Xanh" đều có “quà” cho người trải nghiệm, món quà đó là không khí trong lành của làng quê, là tâm hồn thư thái với người dân quê chất phác, là những kiến thức thâm sâu, những câu chuyện đời người của các nghệ nhân mà chúng ta không dễ gì có được. Đó là những giá trị khiến "Hành Trình Xanh" ngày càng nhận được sự ủng hộ và yêu quý của những khán giả và người chơi nơi chương trình có mặt.
Bảo Trâm (nguoinoitieng.net.vn) - Nguồn: Tincom Media Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|