'Hành trình xanh' thăm làng làm nón nức tiếng cả nước |
Về làng Nón Chuông, chương trình "Hành trình xanh" có dịp cảm nhận sự sôi động của làng nghề nức tiếng cả nước. Nón làng Chuông tuy đơn giản nhưng đòi hỏi nghệ nhân phải rất công phu, tỉ mỉ. Nghề khâu nón vốn không kén người làm, nón vì vậy cũng có nhiều loại và nhiều mức giá hơn. Nón đẹp nhất, đắt nhất là do bàn tay của những người thợ thanh niên làm, nón của các cụ già hay trẻ nhỏ thì có giá thấp hơn. Nón làng Chuông nức tiếng cả nước với bề dày 300 năm Về làng Nón Chuông, "Hành trình xanh" cảm nhận đây là một làng nghề sôi động. Khu chợ bán nón Làng Chuông vẫn rôm rả người bán kẻ mua. Nón Làng Chuông nổi tiếng khắp cả nước nên tiếng lành vươn xa, làm món quà quê hương cho nhiều Việt Kiều và khách du lịch muốn có được một món quà kỷ niệm đắc trưng của Việt Nam. Nón làng Chuông trông đơn giản, nhưng đòi hỏi rất công phu, tỉ mỉ khi làm ra nó. Làm nón là một nghề mà người già người trẻ đều có thể làm được Trải qua bao năm, cách làm nón của làng Chuông vẫn vậy, vẫn phải bỏ ra nhiều công sức và tốn thời gian. Đầu tiên là chọn lá. Lá lụi được đem về vò trong cát rồi phơi nắng cho đến khi màu xanh của lá chuyển sang màu trắng bạc. Sau đó lá được lót dưới nắm giẻ, dùng lưỡi cày miết nhanh sao cho lá phẳng mà không ròn, không rách. Hai đội chơi Hành Trình Xanh trải nghiệm bóc lá nón Nón làng Chuông có 16 lớp vòng làm bằng tre ngâm kỹ giúp nón có độ bền chắc nhưng vẫn mềm mại. Ðây được coi là công thức bắt buộc đã chọn lọc phù hợp với thực tế thông qua bao đời người thợ làm nón Chuông. Người thợ sẽ xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá nữa rồi khâu. Đội cam với sự tham gia của nghệ sĩ Cello Đinh Hoài Xuân trong thử thách cạp nón Khâu là một công đoạn rất khó bởi không khéo là rách lá ngay. Bàn tay người thợ cầm kim đưa nhanh thoăn thoắt mềm mại từng mũi khâu thẳng đều từ vòng trong ra vòng ngoài. Người thợ giỏi khâu nón phải bảo đảm không làm nát lá, không bị lộ chân kim, đường kim mũi chỉ phải đều tăm tắp, khăng khít chặt chẽ, khi soi lên không thấy kẽ hở. Chiếc nón hoàn tất khi kết thúc công đoạn làm nôi, tức phần buộc quai nón, tùy nón mà nôi pha mầu, phối mầu. Ðể tránh thấm nước, người thợ sẽ phết phía ngoài lớp dầu thông mỏng. Cuộc thi vui thú vị giữa sân đình Với nghệ sĩ Cello Đinh Hoài Xuân, "Hành trình xanh" lần này là một trải nghiệm thú vị. Bàn tay kéo đàn nhỏ nhắn của chị khéo léo trong từng công đoạn làm nón. Gần 20 năm gắn bó với cây đàn Cello, Hoài Xuân được khán giả dành nhiều tình cảm yêu mến khi bằng sư nhiệt huyết và sáng tạo của mình cố gắng “trẻ hóa”, đưa tiếng đàn Cello và âm nhạc bác học chạm vào trái tim của lớp khán giả trẻ. Hình ảnh nghệ sĩ Cello Hoài Xuân trong MV Sóng về đâu Những MV đàn cello được thực hiện bởi Đinh Hoài Xuân và ekip ruột thời gian này thu hút được đông đảo lượt xem và những phản hồi tích cực. Cách tiếp cận khán giả bằng chính chất lượng của tiếng đàn, của hình ảnh và kịch bản MV trau chuốt đã làm khán giả thêm phần mãn nhãn, từ đó dễ dàng thưởng thức tiếng đàn vốn trầm ấm, kén người nghe này. Bài: Bảo Trâm (nguoinoitieng.net.vn) - Nguồn: Tincom Media Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|