top-banner-2

Thứ ba, 23/07/2013, 09:44 GMT+7

5 doanh nhân thành danh nhờ bánh kẹo

Khởi nghiệp với những xưởng kẹo, bim bim nhỏ, thậm chí là người của công ty thuốc lá... song những doanh nhân này đều có điểm chung là nổi lên từ bánh kẹo.

>>Thợ máy đi làm bánh

Bùi Nhật Tiến - Hải Hà Kotobuki

alt

Chủ tịch HĐQT công ty Hải Hà Kotobuki, ông Bùi Nhật Tiến sinh năm 1961 còn là thành viên trong HĐQT và ban điều hành hàng loạt đơn vị khác, trong đó có tổng công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba). Tại Hải Hà Kotobuki, ông là người đại diện phần vốn liên doanh của của Vinataba. Tỷ lệ sở hữu của Vinataba tại Hải Hà Kotobuki đến năm 2006 70% của Vinataba, còn Kotobuki- đối tác góp vốn từ Nhật Bản nắm 30% còn lại.

Tại Hải Hà Kotobuki, ông Tiến là Chủ tịch HĐQT, còn tại tổng công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba), ông được biết đến với chức danh Phó tổng giám đốc, có nhiều kinh nghiệm trong điều hành, quản lý.

Sau khi được bổ nhiệm điều hành hoạt động của Hải Hà Kotobuki, cùng với nhiều cải tổ, ông Bùi Nhật Tiến đã khiến cho doanh thu của đơn vị này được cải thiện đáng kể. Sau 5 năm kể từ 2005, đến năm 2010, doanh thu của Hải Hà Kotobuki đã tăng gần 3 lần, trong đó có nhiều sản phẩm tăng mạnh như bánh trung thu hơn 336%, bánh tươi 257%, kẹo các loại hơn 264% và snack hơn 144%.

Hiện Hải Hà Kotobuki là một trong những doanh nghiệp bánh kẹo nổi tiếng ở Việt Nam, với những dòng sản phẩm chính gồm bánh gato, bánh quy, bim bim, các loại kẹo, chocolate, bánh trứng, kẹo cao su… Đáng chú ý, không chỉ có ông Bùi Nhật Tiến, trong HĐQT của công ty bánh kẹo này, có khá nhiều thành viên là người của Vinataba sang điều hành, quản trị.

"Vua bánh mì" Kao Siêu Lực - ABC Bakery

alt

Là người sáng lập công ty cổ phần bánh kẹo Á Châu (ABC Bakery), ông Kao Siêu Lực còn được những người trong giới làm bánh tôn vinh là người làm bánh tươi đầu tiên ở Việt Nam.

"Vua bánh mì" Kao Siêu Lực khởi nghiệp và thành danh nhờ tiệm bánh thủ công theo mô hình gia đình. Những năm 1993, nhờ công nghệ học được từ Nhật Bản, doanh nhân này đã cho ra đời loại bánh dừa lưới nức tiếng toàn miền Nam.

Công ty bánh kẹo Á Châu của Kao Siêu Lực có xuất phát điểm là một xưởng bánh gia đình quy mô nhỏ tại TP.HCM. Năm 1989, ông Kao Siêu Lực mở tiệm bánh với cách làm thủ công do chính các thành viên trong gia đình quản lý. Bột bánh được trộn bằng tay, lò nướng tự chế bằng đất sét và bản thân ông chủ họ Kao phải đem sản phẩm đi chào bán trực tiếp tại các siêu thị. Sau khi tham khảo thị trường Nhật Bản vào năm 1993, Kao Siêu Lực trở về Việt Nam, mang theo bí kíp mới kết hợp với hương vị truyền thống để làm nên chiếc bánh dừa lưới nức tiếng toàn miền Nam.

Ông chủ ABC được biết đến như là một trong rất ít những người vừa làm chủ, vừa làm thợ trong nghề nhào bột nặn bánh có thể nắm được nhiều bí kíp, công thức gia giảm trong trộn bột, nguyên liệu để tạo nên loại bánh vừa ngon, vừa cho lợi nhuận cao.

Anh em ông chủ Kinh Đô Bakery

alt

Những thành viên trong HĐQT và ban điều hành của Kinh Đô hầu như là người một nhà. Trong đó, Chủ tịch HĐQT Trần Kim Thành là người đứng đầu, nắm giữ hơn hàng chục triệu cổ phiếu KDC với tổng giá trị tính đến cuối năm 2012 tương đương với hơn 664 tỷ đồng. Ngoài là ông chủ của một trong những thương hiệu bánh ngọt nổi tiếng tại Việt Nam, ông Trần Kim Thành còn có cổ phần tại công ty gia đình cựu Chủ tịch HĐQT Sacombank Đặng Văn Thành và là cổ đông của tập đoàn Thiên Long.

Anh em ông chủ Kinh Đô Bakery có trong tay khối tài sản hàng trăm tỷ đồng nhờ vào công việc ban đầu là sản xuất bim bim. Đến thời điểm hiện tại, hai doanh nhân này nằm trong top 50 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Ông Trần Lệ Nguyên - em trai ông Trần Kim Thành hiện là Phó chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Kinh Đô. Ông Nguyên sinh năm 1968, bắt đầu làm việc tại KDC từ năm 1992. Tỷ lệ cổ phần tại KDC ông này đang nắm giữ tính đến ngày 12/6 vừa rồi là 8,42%, tương đương hơn 13,9 triệu cổ phiếu, trị giá lên tới hơn 661 tỷ đồng. Ngoài ra, vợ ông này là Vương Ngọc Xiềm cũng có số cổ phần tương đương với gần 270 tỷ đồng tại KDC.

Kinh Đô có tiền thân là một xưởng bánh nhỏ ở TP.HCM với vốn đầu tư 1,5 tỷ đồng và 70 công nhân. Năm 1993, Kinh Đô được thành lập, tập trung vào sản xuất bim bim (snack) sau đó dần thâm nhập vào thị trường bánh trung thu, kẹo, cracker, cookie… Đến năm 2009, Kinh Đô Bakery ra đời, là kênh bán hàng trực tiếp của công ty Kinh Đô. Với các thành viên HĐQT và ban điều hành hầu hết là người nhà họ Trần, nên dù đã cổ phần hóa 7 năm, Kinh Đô vẫn mang dáng dấp một công ty gia đình. Hai anh em Trần Kim Thành và Trần Lê Nguyên đều là những doanh nhân nằm trong top 50 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt.

Trương Phú Chiến - Tổng giám đốc Bibica

alt

Cái tên Trương Phú Chiến gắn liền với Bibica từ những ngày đầu thành lập. Khi mới tốt nghiệp đại học, ông Chiến đã bắt đầu làm việc tại Bibica. Đến năm 1999, lúc Bibica được thành lập do cổ phần hóa 3 phân xưởng, ông được bổ nhiệm vào HĐQT sau đó một năm thì làm tổng giám đốc.

Tổng giám đốc Bibica Trương Phú Chiến được biết đến với tính cách cương trực, sâu sát hoạt động của công ty. Ông cũng là người gắn bó với Bibica từ những ngày trẻ cho đến hiện tại, và là một trong những người đau đáu muốn giữ vững sự tồn tại của thương hiệu này trước làn sóng thâu tóm, đầu tư của đối tác nước ngoài.

Điều hành Bibica, ông Trương Phú Chiến được đánh giá là người cương trực, sâu sát hoạt động của doanh nghiệp này. Khi Bibica đối mặt với khả năng khó giữ thương hiệu khi Lotte đầu tư, ông Chiến nêu quan điểm đó chỉ là đối tác và khi họ đặt quyền lợi của mình lên trên thì công ty khó phát triển và kêu gọi cổ đông Việt Nam hợp lực để bảo vệ thương hiệu Bibica.

 

Theo Infonet

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

5 doanh nhân thành danh nhờ bánh kẹo

 

bhql

kndn

hoa-moc-thien-2

dai-lam-moc

hoa-moc-thien

tieng-hat-viet-toan-cau-3