OMEGA - Đẳng cấp của một thương hiệu |
Câu chuyện đầy hấp dẫn về Omega đưa chúng ta quay trở lại quá khứ khi mà những chiếc đồng hồ bỏ túi được ưa chuộng chứa đựng lịch sử về những chiếc đồng hồ bấm giờ Olympic, những cuộc thám hiểm dưới lòng đại dương, những chuyến du hành vào không gian và những đột phá trong công nghệ ghi thời gian bất hủ. Nhà sáng lập Louis Brandt, 23 tuổi, khai sinh ra thế hệ đầu tiên của thương hiệu đồng hồ Omega tại thành phố La Chaux-de-Fonds, Thụy Sỹ năm 1848. Ông là người lắp thành những chiếc đồng hồ lên dây cót từ các bộ phận riêng rẽ được cung cấp bởi các thợ thủ công ở địa phương. Ông đã bán những chiếc đồng hồ của mình từ Ý tới Scandinavia thông qua trung gian là nước Anh – thị trường lớn nhất của mình. Sau khi Louis Brandt mất năm 1879, hai con trai của ông là Louis Paul và César do gặp các rắc rối liên quan đến những chuyến hàng giao “bập bõm”, chất lượng thì không đảm bảo, đã ngừng lại việc lấy hàng từ các xưởng sản xuất riêng lẻ và lựa chọn cách lập ra xí nghiệp sản xuất riêng để có thể kiểm soát hoàn toàn. Do càng ngày càng có nhiều nhân công và điều kiện thuận tiện ở thành phố Biel, xí nghiệp chuyển vào làm việc tại một nhà máy nhỏ tháng 1 năm 1880, và sau đó đã mua lại toàn bộ khu nhà xưởng vào tháng 12. Hai năm sau, công ty dời đến một nhà máy trước kia là nơi sản xuất sợi ở Gurzelen (một quận thuộc Biel); cho đến ngày nay, trụ sở chính của Omega vẫn nằm tại đây. Series đầu tiên Labrador - Gurzenlen và series sản xuất năm 1890 là những nhãn hiệu làm nên tên tuổi của thương hiệu. Louis Paul và César Brandt cùng mất năm 1903, bỏ lại đằng sau những công ty sản xuất đồng hồ lớn nhất của Thụy Sỹ – với 240 000 chiếc được sản xuất hàng năm và nhân công 800 người – trong tay của 4 người trẻ tuổi, người nhiều tuổi nhất trong số đó Paul-Emile Brandt chưa đầy 24 tuổi. Brandt là một kĩ sư vĩ đại và người gây dựng nên thương hiệu Omega. Ảnh hưởng của ông có thể được cảm nhận trong suốt nửa sau của thế kỉ. Những khó khăn kinh tế trong khoảng thời gian Chiến tranh thế giới thứ I đã khiến ông làm việc miệt mài từ năm 1925 để năm 1930 sáp nhập Omega và Tissot thành tập đoàn SSIH, trụ sở Geneva. Dưới sự lãnh đạo của ông, và sau đó Joseph Reiser (từ năm 1955), tập đoàn SSIH tiếp tục phát triển, nhân rộng, mua lại và thành lập khoảng 50 công ty. Cho tới những năm 70, SSIH đã trở thành hãng sản xuất đồng hồ thành phẩm lớn nhất Thụy Sỹ và lớn thứ 3 thế giới. Bị suy yếu vào thời kì tồi tệ của cuộc khủng hoảng tiền tệ, sau đó là cuộc suy thoái 1975-1980, SSIH đã phải cầu cứu đến sự bảo trợ của các ngân hàng. Trong suốt thời kì này, Seiko đã bày tỏ ý định muốn mua lại Omega, nhưng kết quả các cuộc đàm phán không đưa đến đâu. Một người khổng lồ trong lĩnh vực sản xuất đồng hồ nữa của Thụy Sỹ là Allgemeine Schweizerische Uhrenindustrie AG (ASUAG), hãng sản xuất các bộ phận chuyển động ébauches (chuyên cung cấp cho các hãng sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ khác), đồng thời là chủ sở hữu của Longines và Rado cũng được cứu nguy một năm sau đó. Sau các cải tổ tài chính mạnh mẽ, cấu trúc lại bộ phận sản xuất và R&D tại khu liên hiệp ETA ở Granges, hai người khổng lồ SSIH và ASUAG đã sáp nhập vào năm 1984 và hình thành nên tập đoàn Holding ASUAG-SSIH. Năm 1985, tập đoàn này bị thâu tóm bởi một nhóm các nhà đầu tư cá nhân dưới sự lãnh đạo của Nicolas Hayek. Ngay sau đó tập đoàn được đặt lại tên là SMH (Société suisse de Microélectronique et d’Horlogerie), tập đoàn mới đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và thành công để ngày nay trở thành hãng sản xuất đồng hồ hàng đầu thế giới. Tập đoàn được đặt tên lại là Swatch Group năm 1998, hiện giờ tập đoàn bao gồm cả công ty đồng hồ Blancpain và Breguet. Omega vẫn là một trong số các nhãn hiệu uy tín nhất của tập đoàn. Omega và những chuyến du hành vũ trụ Việc lựa chọn đồng hồ Omega Speedmaster Professional Chronograph để trở thành đồng hồ chính thức được đeo bởi các phi hành gia Mỹ là chủ đích của cuộc đua tranh kỉ nguyên vũ trụ giữa Omega và Bulova (tập đoàn sản xuất đồng hồ của Mỹ). Tất cả các con tàu vũ trụ có người lái của NASA sau đó cũng sử dụng loại đồng hồ lên dây cót này. NASA đã bắt đầu lựa chọn Chronograph lên dây vào đầu những năm 60, đồng hồ Chronograph tự động cho tới tận năm 1969 mới ra đời. Tuy nhiên, tất cả các đồng hồ dụng cụ và cơ chế tính thời gian trong những con tầu vũ trụ đều là của Bulova dựa trên các chuyển động của thanh mẫu, bởi vì NASA không chắc chắn những chuyển động cơ học có thể làm việc tốt trong môi trường không trọng lực hay không.
Omega Speedmaster Professional Chronograph cũng là chiếc đồng hồ đồng tiên được đeo trên mặt trăng bởi Buzz Aldrin. Người ta cho rằng chiếc đồng hồ này ngày nay đã bị mất. Năm 2007, để đánh dấu buổi lễ kỉ niệm 50 năm của Omega Speedmaster Professional Chronograph, công ty Omega đã cho ra mắt chiếc đồng hồ Speedmaster Professional Chronograph Moonwatch để kỉ niệm dịp đặc biệt này. James Bond và Omega Những chiếc đồng hồ Omega đã gắn với những tập phim James Bond từ năm 1995. Vào thời gian đó, diễn viên Pierce Brosman đóng vai James Bond đã đeo chiếc Omega Seamaster Quartz Professional (kiểu 2541.80.00) trong các tập phim GoldenEye. Trong các tập phim sau đó, Brosman đã đeo Omega Seamaster Professional Chronometer (kiểu 2531.80.00). Những nhà sản xuất bộ phim muốn nâng tầm hình ảnh của một siêu gián điệp với hình mẫu Châu Âu đặc trưng và sành điệu hơn. Chiếc Seamaster 300M Professional Chronometer hiện đang là đồng hồ chính thức của James Bond được sửa dụng bởi Pierce Brosman trong các tập phim, trừ GoldenEye. Daniel Craig, diễn viên hiện tại đóng vai James Bond trong tập Casino Royale, cũng đeo Omega Seamaster (Seamaster Planet Ocean kiểu 2900.50.91). Khi khai trương bộ phim, Momega đã cho ra mắt sản phẩm 007-special trong series Professional 300M, làm nổi bật lên logo khẩu súng 007 bên trái và các rãnh nòng súng trên mặt đồng hồ. Theo ấn phẩm Lady Luxury Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|